Uống bia vừa đủ sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn đồng thời kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên theo 1 nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan, uống bia quá nhiều có thể gây ra các bệnh sau đây.
Gây sức ép cho tim mạch, gan và thận
Nhiều người có thói quen lấy bia làm nước uống để giải khát trong mùa nắng nóng. Nếu có sức khỏe tốt, cách làm này là đúng. Bởi lượng rượu cồn chứa trong bia rất ít, trung bình khoảng 1-2% nồng độ cồn trong một lít bia. Tuy nhiên, nếu đã từng mắc những chứng bệnh về tim mạch thì tuyệt đối tránh xa cách làm này. Nếu cơ thể phải tích tụ quá nhiều lượng rượu cồn, các chức năng của gan, thận và tổ chức cơ tim đều phải chịu áp lực lớn, giảm sức đề kháng và dễ dàng mắc bệnh.
Ngoài ra, nồng độ cồn trong bia quá nhiều khiến tuần hoàn máu tăng đột ngột, tạo sức ép cho hệ tim mạch, khiến cơ tim luôn phải căng hết công suất, thể tích trong của tim bị mở rộng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chức năng của tim, khiến tim đập loạn nhịp, dễ dàng mắc các bệnh về huyết áp.
Bụng “phệ”
Do bia chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nhiều nhiệt lượng, việc uống bia trong thời gian dài với lượng lớn sẽ khiến cơ thể tích lũy nhiều mỡ, tăng nhanh số đo vòng hai, khiến bụng “phệ” nhanh chóng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các quý ông hay nhậu nhẹt phải “vác” chiếc bụng phệ nặng nề. Nguy cơ mắc chứng mỡ nhiễm máu, cao huyết áp tăng cao.
Bệnh sỏi thận và thấp khớp
Một vài nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho biết, những người mắc chứng viêm dạ dày, sỏi thận…uống bia quá nhiều khiến bệnh tình càng trở lên trầm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân là do trong hạt đại mạch- nguyên liệu chính để chế tạo bia có chứa rất nhiều caxi, axit oxalic, nucleotide…những chất này tác động lẫn nhau gây phản ứng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể gấp hơn hai lần bình thường. Điều đó không những đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận mà còn gây viêm khớp, khó khăn trong việc đi lại.
Viêm dạ dày
Uống quá nhiều bia àm tổn thương thành dạ dày, gây viêm loét dạ dày và lở loét đường tiêu hóa, khiến bụng trên thường xuyên có cảm giác khó chịu, không hứng thú chuyện ăn uống, bụng trướng to, ợ chua…
Ung thư khoang miệng và đường ruột
Lạm dụng quá nhiều bia sẽ làm giảm khả năng phản ứng của cơ thể trước những điều kiện thay đổi đột ngột của môi trường. Các chuyên gia chuyên nghiên cứu về ung thư của Mỹ phát hiện thấy rằng, những người thường xuyên uống bia với lượng lớn có tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng và ung thư đường ruột cao hơn 4 lần.
Nhiễm độc chì
Nguyên liệu để chế biến bia cũng chứa hàm lượng nhỏ chất chì, do đó, sau khi uống quá nhiều bia, lượng chì trong máu tăng cao làm giảm trí lực của con người, khiến phản ứng chậm chạp. Nếu nghiêm trọng sẽ làm tổn thương đến cơ quan sinh dục, người già thì mắc chứng alzheimer.
Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe Phần Lan: Cần uốn bia với lượng và nhiệt độ hợp lý
Lượng bia hợp lý: Đối với người lớn, không nên uống quá 300 ml/ 1 lần uống và không quá 500 ml/ ngày.
Nhiệt độ bia: Được coi là một loại nước giải khát cho mùa hè, tuy nhiên, nếu uống bia ở nhệt độ quá thấp sẽ gây phản tác dụng. Nhiệt độ thích hợp khoảng 12-15℃.Ở nhiệt độ này, bia vẫn giữ được hương vị đặc trưng và tốt cho sức khỏe.