Mang thai là giai đoạn thiêng thiêng và vô cùng quan trọng với một người mẹ. Tăng huyết áp thai kỳ chiếm khoảng 15% số phụ nữ mang thai, con số không hề nhỏ, cảnh báo nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mục lục
Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Huyết áp cao là tình trạng sức khỏe phổ biến trên toàn cầu. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, trung niên, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Tăng huyết áp thai kỳ được hiểu là trong giai đoạn mang thai kể từ sau tuần thứ 20, huyết áp tăng cao hơn bình thường. Huyết áp của mẹ sẽ trở lại bình thường trong vòng 3 tháng sau khi sinh em bé.
Nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát, huyết áp cao trong khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị tăng huyết áp
Tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi sản phụ mà biểu hiện của tăng huyết áp thai kỳ là không giống nhau. Có nhiều trường hợp các mẹ bầu không hề xuất hiện triệu chứng nào. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu phổ biến thường thấy xảy ra sau tuần thai thứ 20, đó là:
- Phù chân tay, phù toàn thân
- Tăng cân đột ngột
- Tầm nhìn giảm
- Đau bụng bên phải, xung quanh vùng thượng vị
- Chức năng gan hoặc thận có vấn dề
Nguyên nhân huyết áp cao khi mang thai
Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp thai kỳ hiện nay vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Một vài yếu tố nguy cơ có thể làm cho phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có thể kể đến:
- Bà bầu bi cao huyết áp mãn tính
- Thói quen ăn mặn
- Không hoặc ít tập thể dục, lười vận động
- Béo phì
- Tâm lý không ổn định, căng thẳng thường xuyên
- Tuổi của mẹ bầu cao (trên 35 tuổi)
- Đa thai
…
Tăng huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp thai kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào khoảng thời gian thai kỳ bị huyết áp cao và mức độ tăng huyết áp của sản phụ.
Những người bị cao huyết áp khi mang thai có nguy cơ gặp phải:
- Tiền sản giật: 25% số phụ nữ tăng huyết áp khi mang thai tiếp tục tiến triển thành tiền sản giật trong quá trình mang thai, chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh con. Tiền sản giật thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ, bệnh rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai trong tử cung của người mẹ, ảnh hưởng đến gan, thận, thị lực và hệ thần kinh của mẹ.
- Tăng nguy cơ huyết áp ở lần mang thai sau: Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau, thậm chí cả nguy cơ đột quỵ sau này.
- Ảnh hưởng tới thai nhi: có thể bị thai lưu, sinh non, trẻ bị chậm phát triển,…
Tăng huyết áp thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của mẹ và bé. Bởi vậy, mẹ bầu cần sớm chuẩn bị sức khỏe thật tốt và kiến thức mang thai để kịp thời chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, ngăn ngừa những biến chứng ngoài ý muốn.
Chăm sóc mẹ bầu khi tăng huyết áp
- Với những phụ nữ có tiền sử tăng huyết áp từ trước, khi có ý định mang thai, cần chủ động báo với bác sĩ để có những thay đổi thuốc hạ áp cho phù hợp.
- Việc uống thuốc hạ áp cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng.
- Bên cạnh chế độ ăn dành cho bà bầu, cần lưu ý không ăn mặn, kiểm soát cân nặng, tránh những thói quen độc hại như hút thuốc, uống rượu bia.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Khi nhận thấy những triệu chứng kể trên cần sớm tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sớm nhất.
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho bà bầu
Làm gì khi bị tăng huyết áp khi mang thai?
- Theo dõi lượng muối của bạn: Cơ thể chúng ta cần lượng nhỏ natri để có thể hoạt động bình thường, nếu thừa sẽ gây tăng huyết áp hoặc đột quỵ. Mẹ bầu cần chú ý kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay thế để thêm hương vị cho món ăn của bạn. Tránh thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp vì chúng thường có nhiều natri.
- Thử thở có kiểm soát: Hít thở sâu là một kỹ thuật thư giãn phổ biến giúp giảm mức độ căng thẳng và ổn định huyết áp của bạn. Hơn nữa, mỗi khi bạn hít một hơi thật sâu , máu được oxy hóa tốt sẽ được đưa đến từng tế bào trong cơ thể. Điều này, đến lượt nó, cung cấp năng lượng và làm cho bạn cảm thấy tốt về tổng thể.
- Đi bộ: Thống kê cho thấy ở những phụ nữ ít/ không hoạt động thể thao có nguy cơ mắc cao huyết áp hơn phụ nữ thường xuyên tập thể dục. Đi bộ là một trong những bài tập tim mạch tốt nhất cho bà bầu. Đi bộ cũng được khuyến cáo là nên được các bà bầu thực hiện đều đặn để giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng hơn.
- Tăng lượng kali: Kali là khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai. Nó có khả năng cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể bạn. Chuyên gia khuyến cáo, mỗi phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 2000 tới 4000 mg kali/ngày. Một số loại thực phẩm giàu kali có thể kể tới: khoai lang, khoai tây, cà chua, chuối,…
- Ăn thực phẩm giàu magiê: Ăn ít magiê được nghiên cứu là có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao. Bổ sung magie có thể giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa tử cung sinh non, tăng cường sự chắc khỏe cho răng và xương của trẻ. Bạn có thể tìm thấy magiê trong các loại thực phẩm như hạnh nhân, bơ, chuối, hạt bí, đậu phụ, hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt. rau lá xanh đậm,…
- Thực hành yoga trước khi sinh: Yoga là một bộ môn thú vị, kết hợp với nhịp thở của bạn, tạo ra những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời, trong đó có khả năng kiểm soát căng thẳng, kiểm soát huyết áp của bạn hiệu quả.
- Theo dõi cân nặng của bạn: Một số lượng tăng cân khi mang thai là bình thường, nhưng nếu tăng cân quá mức, hãy coi đó là một dấu hiệu cảnh báo: hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và tiểu đường,… Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục phù hợp, bạn có thể đạt được cân nặng khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về trọng lượng phù hợp với bạn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nghe nhạc: Âm nhạc là “liều thuốc tinh thần” vô cùng hiệu quả, chúng có thể làm dịu cơ thể bạn, giảm căng thẳng, giảm huyết áp. Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng có thể giúp gắn kết giữ mẹ và bé, tăng cường kích thích não bộ của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Tăng huyết áp sau khi sinh, phải làm sao?