Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Những hỏi đáp về dinh dưỡng dưới đây sẽ vô cùng bổ ích cho các bà mẹ đang trong giai đoạn 9 tháng thai kì.
Mục lục
- 1. Vai trò của nhau thai là gì
- 2. Tại giai đoạn nào của thai kỳ các cơ quan bắt đầu phát triển
- 3. Ở giai đoạn phát triển nào của bào thai được xác định giới tính
- 4. Quá trình nam hóa diễn ra bao lâu
- 5. Nếu nội tiết tố androgen trong thai là rất quan trọng cho thai nhi giới tính nam, người mẹ có thể dùng nội tiết tố androgen không
- 6. Khi nào não phát triển
- 7. Chế độ ăn uống của mẹ có thể làm cho con thông minh hơn không
- 8. Tại sao dinh dưỡng trong bào thai ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2
- 9. Nếu một người mẹ có cholesterol máu cao, điều này có ảnh hưởng đến cholesterol máu của con khi lớn không
- 10. Nếu một người mẹ có bệnh cao huyết áp trong thai kỳ, điều này ảnh hưởng đến huyết áp ở con sau này không
- 11. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai và cho con bú là bao nhiêu
- 12. Liều khuyến cáo bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú là bao nhiêu
- 13. Phụ nữ mang thai nên hoạt động thể chất với mức độ như thế nào
1. Vai trò của nhau thai là gì
Đầu tiên, nhau thai chuyển các chất dinh dưỡng cho bào thai, vận chuyển chất thải từ bào thai, và cho phép trao đổi khí giữa mẹ và thai nhi.
Thứ hai, nhau thai phóng thích hoóc môn vào máu người mẹ, có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong mẹ và bào thai. Nhau thai đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hoóc môn, progesteron và estrogen, chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Một số nội tiết tố nhau thai cũng giúp chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang bào thai và một số chất khác kích thích mạch máu và tăng trưởng nhau thai.
2. Tại giai đoạn nào của thai kỳ các cơ quan bắt đầu phát triển
Tăng trưởng nhanh chóng của phôi thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các loại tế bào khác nhau như tế bào máu, tế bào thận và tế bào thần kinh được hình thành trong giai đoạn này. Các cơ quan bắt đầu có hình dạng khoảng 4 tuần sau khi trứng thụ tinh và phát triển ở mức độ khác nhau trong suốt thai kỳ và trong suốt giai đoạn đầu đời. Tim (và hệ thống tim mạch) là cơ quan trước tiên hoạt động trong phôi thai, với các cơ quan khác như thận phát triển sau đó trong thai kỳ.
3. Ở giai đoạn phát triển nào của bào thai được xác định giới tính
Tất cả các bào thai sẽ trở thành nữ tính trừ khi hình thành tinh hoàn và có tác động hoóc môn (chủ yếu là nội tiết tố androgen) xảy ra trong đời sống bào thai để bắt đầu quá trình trở thành nam tính (masculinisation). Sự nam hóa của hệ sinh sản và cơ quan sinh dục xảy ra rất sớm trong thai kỳ (khoảng 8-12 tuần). Khoảng thời gian này là được biết đến như là cửa sổ lập trình nam hóa, khi tác động của kích thích tố nam (androgen) trong bào thai là chủ yếu đối với quá trình nam hóa
4. Quá trình nam hóa diễn ra bao lâu
Cho dù nam hóa của đường sinh sản và cơ quan sinh dục xảy ra rất sớm trong thai kỳ (khoảng 8-12 tuần), sự nam hóa của các cơ quan và hệ thống khác nhau tất cả không xảy ra cùng một lúc. Ví dụ, nam hóa của não xảy ra vào cuối thai kỳ (27-35 tuần). Do đó, có thể hệ sinh sản và não được nam hóa một cách khác biệt nếu, cho ví dụ là, sản xuất testosterone bởi tinh hoàn của bào thai (cơ quan đưa đến nam hóa) bị suy giảm chỉ trong giai đoạn sớm hay muộn của thai kỳ. Một ảnh hưởng khác biệt như vậy có thể giải thích nguyên nhân của trầm cảm bất thường của giới tính (khi một người cảm thấy rằng họ đang bị đặt vào một cơ thể sai giới tính).
5. Nếu nội tiết tố androgen trong thai là rất quan trọng cho thai nhi giới tính nam, người mẹ có thể dùng nội tiết tố androgen không
Để hỗ trợ cho việc giới tính hóa của bé, người mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống đa dạng khỏe mạnh và lối sống lành mạnh. Nên tránh dùng nội tiết tố androgen vì chúng có thể làm giảm sự phát triển của bào thai (thông qua các ảnh hưởng trên người mẹ) và có thể sẽ nam hóa một bào thai nữ, nếu có, kết quả là một đứa trẻ nữ bị nam hóa bất thường. Các cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dục phát triển ở tuổi thai khoảng 8-12 tuần, vì vậy các bà mẹ sẽ không biết giới tính của em bé trong giai đoạn phát triển ban đầu.
6. Khi nào não phát triển
Thời gian từ ba tháng cuối (khoảng 26 tuần) của thai kỳ đến khi sinh là thời kỳ chính trong tăng trưởng nhanh chóng của não bộ. Não tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong hai năm đầu sau sinh. Với trẻ em 2 tuổi, bộ não đã nặng bằng 80% não của người lớn.
7. Chế độ ăn uống của mẹ có thể làm cho con thông minh hơn không
Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến phát triển của não và chức năng phát triển bào thai. Khi bị suy dinh dưỡng, ví dụ như không có đủ năng lượng hoặc protein trong chế độ ăn uống hoặc không nhận được lượng chất dinh dưỡng được khuyến cáo đối với các vi chất dinh dưỡng hoặc axit béo thiết yếu, có thể tác động đến sự phát triển và chức năng của não bộ bào thai.
Tương tự như vậy, khi dinh dưỡng dư thừa, ví dụ ăn vào lượng năng lượng quá mức, hoặc bà mẹ có bệnh đái tháo đường trong thai kỳ hoặc thừa cân hoặc béo phì trong khi mang thai, có thể có một ảnh hưởng bất lợi trên sự phát triển não của bào thai.
Các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc não và quá trình phát triển, và do vậy, ảnh hưởng đến trí tuệ (hoặc chỉ số IQ) của con cái. Những yếu tố này bao gồm trẻ được sinh ra nhỏ hơn tuổi thai, lớn hơn so với tuổi thai, hoặc sinh non, cũng như chế độ ăn uống của trẻ nhũ nhi lúc đầu đời (chế độ ăn sữa và chế độ ăn uống của trẻ nhũ nhi trong giai đoạn đầu đời).
Cần phải cung cấp đầy đủ lượng axit béo omega-3 cho bào thai để não bộ và dây thần kinh của em bé phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đặc biệt quan trọng là các axit béo không no chuỗi dài omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA) cần được đưa vào chế độ ăn của phụ nữ mang thai.
Các loại cá nhiều mỡ/cá béo như cá trích, cá thu và cá hồi, là nguồn thức ăn chính cung cấp EPA và DHA. Trứng cũng có thể đóng góp một phần lượng DHA. Phụ nữ có thai và cho con bú nên bổ sung đủ 200mg DHA mỗi ngày cùng với EPA. Có thể thực hiện được điều này bằng cách ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần, trong đó có một khẩu phần cá béo. Điều này là do cá giàu mỡ có thể chứa một ít các chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể. Cá giàu mỡ bao gồm cá trồng (anchovies), cá chép, cá trích (ví dụ Kippers), cá thu, cá mòi cơm (pilchards), cá hồi (salmon), cá mòi, cá trích cơm, cá hồi (trout) và cá trắng.
Phụ nữ không sử dụng đủ mức tiêu thụ cá có thể sử dụng thêm các loại DHA, EPA bổ sung từ thuốc bổ (như Procare) có chứa DHA, EPA theo tỷ lệ 4 DHA/1EPA là tỷ lệ DHA/EPA trong sữa mẹ.
8. Tại sao dinh dưỡng trong bào thai ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2
Nếu các mô không được tiếp xúc với các chất dinh dưỡng thích hợp trong giai đoạn phát triển quan trọng, sẽ không phát triển đúng cách, và chẳng hạn trong trường hợp của tuyến tụy, điều này có thể dẫn đến giảm số lượng các tế bào sản xuất insulin. Insulin là một hoóc môn giúp cơ thể sử dụng năng lượng (hoặc đường) từ thực phẩm. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh đái tháo đường, cơ thể không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Điều này có thể do khối lượng cơ thấp (do mức độ hoạt động thể chất thấp) có thể làm giảm hiệu quả của insulin (khả năng loại bỏ đường trong máu).
Một lý do khác có thể là do sự đề kháng insulin sinh ra trong quá trình trưởng thành, do cân nặng tăng quá mức và ít vận động. Đây là một tình trạng mà trong đó các tế bào của cơ thể ít đáp ứng (hoặc nhạy cảm) với hoạt động của insulin và do đó, tuyến tụy phải tiết ra insulin nhiều hơn. Cuối cùng, khả năng tiết ra insulin của tuyến tụy suy giảm, lượng đường trong máu tăng lên và đưa đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.
9. Nếu một người mẹ có cholesterol máu cao, điều này có ảnh hưởng đến cholesterol máu của con khi lớn không
Mức cholesterol của mẹ trong khi mang thai không ảnh hưởng đến mức cholesterol của con. Tuy nhiên, nếu người mẹ có cholesterol máu cao do di truyền, thì sau đó con cái có thể kế thừa chứng này từ mẹ.
10. Nếu một người mẹ có bệnh cao huyết áp trong thai kỳ, điều này ảnh hưởng đến huyết áp ở con sau này không
Con của bà mẹ có tăng huyết áp trong thai kỳ sẽ tăng huyết áp sau này trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó là một sự gia tăng tương đối nhỏ khoảng 2 mmHg. Các yếu tố khác, chẳng hạn như bà mẹ bị béo phì và con sinh nhẹ cân, có ảnh hưởng lớn trong việc huyết áp tăng cao ở con cái trong cuộc sống khi trưởng thành
11. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin D cho phụ nữ mang thai và cho con bú là bao nhiêu
Nhu cầu canxi ở mỗi giai đoạn thai kỳ là khác nhau, hơn nữa thực phẩm đã cung cấp một lượng canxi đáng kể. Chinh vì vậy, cần bổ sung bao nhiêu canxi phụ thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ thực tế và lượng canxi mà chế độ ăn hàng ngày đã cung cấp
- Nhu cầu Canxi 3 tháng đầu thai kỳ (tháng 1, 2, 3): 800-1000mg/ngày (các tuần: 1-> tuần thứ 14)
- Nhu cầu Canxi 3 tháng đầu giữa thai kỳ (tháng thứ 4, 5, 6): 1000-1200mg/ngày (tuần: 15-> đến tuần 28)
- Nhu cầu Canxi cho 3 tháng cuối thai kỳ (tháng 7, 8, 9): 1200-1500mg/ngày (tuần: 29-> tuần 40)
Một chế độ ăn thông thường cung cấp trung bình khoảng 500-600mg canxi nguyên tố/ngày. Như vậy, ở những ngày đầu mang thai, nếu có chế độ ăn tốt thậm chí người mẹ có thể chưa cần bổ sung thêm canxi từ thuốc hoặc chỉ chọn thuốc bổ sung canxi có hàm lượng khoảng 200-300mg canxi nguyên tố/ngày mà thôi.
Thai nhi càng lớn thì nhu cầu canxi càng tăng cao. Tùy thuộc vào lượng canxi chế độ ăn hàng ngày đã cung cấp mà bạn tính toán liều lượng bổ sung canxi từ thuốc phù hợp. Thông thường, với nhu cầu tăng cao ở những tháng cuối thai kỳ thì cần bổ sung từ 500-1000mg canxi nguyên tố từ thuốc/ngày. Lưu ý, lượng canxi tổng bổ sung vào cơ thể không quá 2.500 mg mỗi ngày
Khi bổ sung Canxi, người mẹ cần quan tâm đến tổng lượng Canxi cần trong ngày ở từng giai đoạn thai kỳ. Có thể không cần chính xác tuyệt đối vì canxi dư thừa vừa phải không thường xuyên cũng có thể đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Tuy nhiên khi dùng canxi ở liều cao, kéo dài có thể làm gia tăng tác dụng phụ như: táo bón, đầy bụng, giảm hấp thu các chất khoáng khác (như sắt, kẽm, Mg, I- ốt,…), tăng nguy cơ sỏi thận…
Các nguồn thực phẩm chính cung cấp vitamin D là cá nhiều dầu, trứng, thịt, ngũ cốc bổ sung và magarin. Tuy nhiên, những nguồn thực phẩm này thường chỉ cung cấp một phần lượng cần thiết, và do đó tương đối không đáng kể so với vitamin D tổng hợp từ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Do vậy điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai, nên ra ngoài trời và để làn da của mình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách thường xuyên, cẩn thận không để bị cháy nắng trong những tháng mùa hè.
12. Liều khuyến cáo bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú là bao nhiêu
Nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ muốn có con đã biết khuyến cáo rằng tăng lượng axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ và trước khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Tuy nhiên, theo thống kê, phần lớn các trường hợp mang thai ngoài ý muốn và ít hơn một nửa phụ nữ đã có bổ sung bất kỳ axit folic nào trước khi mang thai.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2016, phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung từ 400-600mcg acid folic/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Cụ thể hàm lượng Acid folic được khuyên bổ sung trong từng thời kỳ như sau:
- Chuẩn bị mang thai: 400 mcg aixt folic/ngày
- Khi mang thai: 600 mcg axit folic/ngày
- Trong khi cho con bú: 500 mcg axit folic/ngày
13. Phụ nữ mang thai nên hoạt động thể chất với mức độ như thế nào
Các khuyến cáo hiện nay cho thấy phụ nữ nên nhắm đến ít nhất là 150 phút (2 tiếng rưỡi) cho hoạt động có cường độ vừa phải mỗi tuần. Có thể tập thể dục 30 phút mỗi lần và ít nhất năm ngày mỗi tuần. Hiện nay, chỉ có khoảng 3 trong 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đáp ứng các khuyến nghị này. Phụ nữ nên cố gắng giữ hoạt động trong khi mang thai, cũng như trong quá trình cho con bú và ăn dặm. Hoạt động thể dục giúp duy trì một trọng lượng cơ thể thích hợp và tăng cường tình trạng sung sức. Ngoài ra, thể dục cũng có nhiều lợi ích trong khi mang thai như giảm chuột rút (vọp bẻ – muscle cramps) và sưng chân và bàn chân.
Phụ nữ không có thói quen hoạt động thường xuyên nên bắt đầu bằng cách thực hiện 15 phút hoạt động thể dục nhịp điệu liên tục, ba lần một tuần, và tăng dần đến 30 phút bốn lần một tuần hoặc nhiều hơn. Các môn thể thao đối kháng không được khuyến khích vì thay đổi hoóc môn khiến khớp dễ di chuyển, làm tăng nguy cơ chấn thương khi hoạt động thể thao nặng. Tuy nhiên, có nhiều hoạt động phù hợp trong khi đang mang thai, ví dụ như bơi lội, đi bộ, chạy bộ và tham gia các lớp tập thể dục.
Sau 16 tuần của thai kỳ, hoạt động thể dục có liên quan đến tư thế nằm thẳng lưng không được khuyến khích vì tử cung có thể chèn ép lên các mạch máu lớn. Cung cấp đủ nước và tránh điều kiện nóng ẩm khi tập thể dục cũng quan trọng.
Theo Viện Dinh dưỡng Anh Quốc
Nguồn: https://www.nestlenutrition-institute.org/country/vn/