Nỗi lo lắng bổ sung DHA để giúp cho sự phát triển trí não của con luôn thường trực trong tâm trí của mỗi mẹ bầu. Chình vì vậy, ngoài chế độ ăn, sử dụng thuốc bổ cho bà bầu, các mẹ bầu còn bổ sung thêm DHA từ sản phẩm bổ sung riêng lẻ bên ngoài. Điều đó có cần thiết hay không?
1. Đặc điểm các sản phẩm bổ sung dưỡng chất tổng hợp
Với tên gọi tổng hợp nhưng không phải sản phẩm bổ sung nào cũng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như nhau. Thành phần, hàm lượng dưỡng chất trong các sản phẩm bổ sung không giống nhau hoàn toàn. Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Trước khi sử dụng mẹ bầu cần xác định nhu cầu thực tế của mình, tính toán để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất. Tuy nhiên, một sản phẩm thuốc bổ tổng hợp dành cho mẹ bầu đạt chất lượng thì cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như sau:
– Omega 3 (DHA/EPA) cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ. Não bộ, thị giác của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kỳ mang thai và 2 năm đầu đời. Do đó, việc bổ sung các nguyên liệu cấu tạo nên não bộ, thị giác như DHA, EPA là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức của trẻ sau này. Không những thế, bổ sung đủ DHA, EPA còn giúp phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,…
– Acid folic tham gia vào quá trình phát triển và phân chia của tất cả các tế bào trong cơ thể. Acid folic cũng là một thành phần thiết yếu của quá trình tạo máu, cần cho tổng hợp và phát triển của tế bào. Bố sung đủ 400mcg acid folic/ngày từ trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, vô sọ…) ở trẻ.
– Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% do đó yêu cầu bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng. Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai,…
– Canxi là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu tạo hệ xương – răng đồng thời là yếu tố không thể thiếu cho quá trình đông máu và tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi khiến mẹ gặp tình trạng đau mỏi lưng hông, mệt mỏi, trẻ còi xương, chậm lớn, gây loãng xương cho mẹ sau này…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Kẽm cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai
– Mg cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin A có vai trò quan trọng cho sự phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương. Vitamin A cũng quan trọng đối với việc đề kháng lại nhiễm trùng và chuyển hóa chất béo. Để an toàn, không lo dư thừa thì nên lựa chọn bổ sung Vitamin A dưới dạng tiền chất Betacaroten.
-…
2. Có nên bổ sung thêm DHA khi đã dùng thuốc bổ tổng hợp?
Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần quan tâm tới thành phần DHA trong thuốc bổ tổng hợp, bao gồm hàm lượng, công nghệ chế biến, tỉ lệ tối ưu và chất lượng đầu vào của nguồn nhiên liệu.
Theo khuyến cáo của WHO và nhiều tổ chức y tế khác thì nhu cầu DHA khuyến nghị ở phụ nữ mang thai là từ 200mg DHA/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
Đối với phụ nữ mang thai, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung Omega 3 (DHA, EPA) ở dạng tự nhiên Triglycerid để cơ thể dễ hấp thu. Cần nhiều kỹ thuật cao để cô đặc hàm lượng DHA, EPA mà vẫn giữ ở dạng tự nhiên. Đây là lý do khiến cho giá thành của Omega-3 Triglyceride cao hơn nhiều so với dạng Omega – 3 Ethyl Ester truyền thống. Ở dạng tự nhiên Triglycerid này, Omega 3 ổn định, khó bị Oxy hóa, được cơ thể dễ dàng hấp thu và mùi vị dễ chịu hơn rất nhiều so với dạng tổng hợp ethyl este.
Đồng thời sản phẩm bổ sung cần có tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 để tối ưu hóa khả năng vận chuyển acid béo qua nhau thai vào thai nhi, do tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 bằng đúng tỷ lệ 2 acid béo đó trong sữa mẹ.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu chất lượng nguồn nguyên liệu để sản xuất DHA đến từ đâu. Hiện nay nguồn cung đạt chất lượng rất khan hiếm vì các vùng biển trên thế giới bị ô nhiễm, vùng biển Bắc vẫn là nguồn đảm bảo duy nhất khai thác cá ngừ đủ tiêu chuẩn phục vụ chế biến Omega-3 chất lượng cao cho thế giới.
Như vậy, với sản phẩm bổ sung tổng hợp không cung cấp DHA thì bạn cần bổ sung thêm DHA, EPA từ sản phẩm riêng lẻ bên ngoài là cần thiết.
Với sản phẩm bổ sung tổng hợp có cung cấp DHA nhưng không đáp ứng đủ hàm lượng và chất lượng mẹ bầu cần tăng cường thực phẩm giàu DHA, EPA như cá hồi, cá ngừ, cá chép, lòng đỏ trứng, thịt gà… Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều, mẹ bầu chỉ nên ăn trung bình 1-2 bữa hải sản/tuần do dư lượng kim loại nặng trong hải sản có thể gây nguy hại tới thai kỳ, nhất là với tình hình thực phẩm nhiều ô nhiễm như hiện nay. Ngoài ra, cần bổ sung lượng DHA cung cấp từ thuốc ở mức trên 100mg DHA/ngày mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Với sản phẩm bổ tổng hợp đã cung cấp đủ DHA, EPA theo khuyến cáo, bạn không cần thiết bổ sung thêm DHA từ sản phẩm riêng lẻ bên ngoài. Thông thường chỉ bổ sung Omega 3 (DHA, EPA) liều cao theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp đặc biệt như dọa sinh non.
Như vậy, với một thai kỳ bình thường, mẹ bầu chỉ cần bổ sung từ 200mg DHA/ngày là đủ. Nếu sản phẩm bổ tổng hợp đã cung cấp đủ 200mg DHA thì bạn không cần thiết phải bổ sung thêm DHA từ thuốc riêng lẻ bên ngoài. Thay vào đó, để cung cấp thêm DHA bạn nên tăng cường từ thực phẩm.
Theo Procarevn.vn