Tại sao cùng mắc bệnh ung thư, có người chữa khỏi, có người thì không, có người ra đi quá nhanh, nhưng có người vẫn sống thêm rất nhiều năm về sau. Nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã công bố kết quả về việc sử dụng năng lượng tự thân tạo ra kỳ tích phục hồi chức năng sau khi ung thư.
Tại sao ung thư không thể “đánh gục” một số người
Ung thư không phải là căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa, nhưng tỉ lệ chữa khỏi không cao. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bệnh nhân chiến thắng được căn bệnh ung thư quái ác, ngay cả khi họ đang ở giai đoạn cuối.
Nhóm nghiên cứu do BS Trương Hỷ Phong đứng đầu đã tìm thấy một nguyên tắc cụ thể. Đó chính là sự khác biệt giữa những bệnh nhân điều trị lâm sàng, khi thái độ và trạng thái tâm lý tốt, hành vi tích cực thì rất dễ tạo nên những kết quả phục hồi kỳ diệu.
Ngược lại, người nào tâm lý càng bất ổn, thái độ tiêu cực, hành vi thiếu lạc quan thì kết quả điều trị phục hồi kém, thậm chí tử vong nhanh chóng.
Điều này mở ra nhiều hướng điều trị mới trong tương lai cho người mắc bệnh ung thư.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Sức đề kháng là một trong những vũ khí chiến đấu cho người bệnh ung thư. Điều này đã được chứng minh thông qua việc có nhiều người cùng giới tính, cùng độ tuổi, cùng mắc 1 loại bệnh ung thư ở cùng một giai đoạn phát triển bệnh, cùng dùng 1 phác đồ điều trị nhưng kết quả điều trị giữa họ không hoàn toàn giống nhau. Có người ra đi, có người có thể hồi phục lại như người bình thường, chưa từng mắc bệnh gì.
Sức mạnh tinh thần có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Sau giai đoạn điều trị, nó lại giúp duy trì lâu dài hiệu quả điều trị và phòng chống sự tái phát hoặc di căn.
Điều này cho chúng ta biết rằng, điều trị ung thư phải dựa vào sự kết hợp giữa y học và chính tinh thần của người bệnh. Bác sĩ điều trị dựa trên cơ sở khoa học, bệnh nhân phải tích cực phối hợp, chủ động can thiệp và luôn duy trì tinh thần lạc quan yêu đời, thoải mái, không lo lắng.
Tâm lý lạc quan, không lo lắng
Lo lắng chính là nguyên nhân làm phá hủy sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất nghiêm trọng nhất, hơn cả việc giận dữ. Tâm lý lạc quan, không lo lắng giúp cho việc hồi phục tình trạng bệnh thông qua sự kết nối giữa tâm sinh lý và hệ miễn dịch, là nhân tố quyết định đến quá trình điều trị và phục hồi.
Chính việc lo lắng, không chấp nhận sự thật, thường xuyên sợ hãi đã tàn phá sức khỏe tinh thần và thể chất nhiều hơn cả căn bệnh ung thư. Tác động này khiến bệnh trở nên khó trị hơn, gây khó khăn cho việc điều trị, việc điều trị không có kết quả, căn bệnh dễ tái phát và di căn.
Nhiều bệnh nhân không ý thức được tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần nên cứ để cho sự lo lắng sợ hãi diễn ra mà không có cách nào điều chỉnh nó, chỉ phó mặc cho thuốc uống từ bác sĩ, vì nghĩ tinh thần chẳng có tác động gì đến bệnh. Sai lầm nghiêm trọng này dẫn đến hậu quả không thể nào khắc phục được, và bác sĩ cũng không thể giúp được.
Sơ đồ được các chuyên gia nghiên cứu rút kết ra là
- Bệnh nhân luôn nuôi khát vọng được sống
- Nhận thức rõ về lý thuyết chữa bệnh theo khoa học
- Nhìn nhận đúng về bệnh
- Nuôi dưỡng thái độ tích cực
- Duy trì một tâm trạng tốt
- Không lo lắng, sợ hãi, giữ niềm tin vững chắc
- Có ý chí mạnh mẽ
- Có hành động tích cực
- Nhận kết quả khả quan.
Tóm lại, những người có thái độ tiêu cực bi quan thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn. Còn những người có thái độ lạc quan tích cực, hệ miễn dịch sẽ phát triển mạnh hơn, hỗ trợ khả năng phục hồi nhanh hơn. Trạng thái tâm lý để đối mặt với quá trình điều trị bệnh ung thư giống như đồng hồ đếm ngược. Người nhanh chóng thay đổi thái độ thì bệnh sẽ phục hồi nhanh, còn người làm chậm quá trình này thì sẽ hết thời gian vàng để điều trị.