Một mình trong căn nhà vắng, mỗi ngày chị lại thấy trống trải, cô đơn. Nỗi cô đơn như bủa vây, thít chặt không cho chị thở. Có lúc chị vùng vẫy muốn thoát khỏi nó nhưng cứ như có một sức mạnh vô hình giữ chặt chị lại, khiến con tim chị như muốn bung khỏi lồng ngực.
Ảnh minh họa
Vốn dĩ chị là một người phụ nữ đoan trang. Khéo làm, khéo thu vén chu toàn mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Chị lại có vẻ ngoài mặn mà, ưa nhìn và rất nữ tính. Có không ít người đàn ông đã gặp gỡ, trò chuyện đều bị cuốn hút bởi cai vẻ rất đàn bà ấy toát lên từ chị. Có lẽ để có một gia đình bình yên, người đàn ông nào cũng chỉ thầm mong có một người vợ như vậy.
Đời cũng trớ trêu và bất công, số phận đã đẩy đưa cho chị lấy được tấm chồng có tính cách hoàn toàn ngược lại với chị. Anh ta là người đàn ông lười biếng, ham cờ bạc ,vô tình va nhạt nhẽo. Mặc cho chị quay quắt cả ngày với công viêc ở cơ quan, dạy dỗ con cái, không khi nào anh chia sẻ.
Anh bị tiểu đường đã mười năm nay, tính khí càng trở nên cục cằn,anh ta không con muốn cùng chị chăn gối. Chị bảo anh đi chữa, mua thuốc cho anh uống anh cũng từ chối. Mọi thứ bác sĩ chỉ định kiêng khem anh ta bỏ ngoài tai sống theo bản năng. Thuốc lá và rượu là sở thìch riêng của anh.
Anh đi làm xa, một tuần về nhà vào những ngày nghỉ cuối tuần lại xà vào quán cà phê chơi cờ tướng, đánh bài đến hết ngày. Chỉ khổ cho chị cứ chờ chồng về, chị cũng chẳng dám đi đâu… Có khi cứ nấu cơm ngồi ngóng chồng, con rồi lặng lẽ cất đi, nước mắt lăn dài trên má.
Hai con trai chị : con trai lớn đã lấy vợ và ở luôn đằng nhà vợ còn con trai út đi học xa. Chúng sống vô tình và ích ki lại vô tâm giống hệt bố. Chúng chẳng quan tâm tới chị nữa. Chị giống như con dã tràng xe cát.
Tính chị cầu toàn, chăm chút những người thân thật đủ đầy. Có lẽ vì đầy đủ quá nên con người ta luôn tỏ ra thơ ơ với mọi thứ mà mình có. Chồng và con chị thấy sự phục vụ tận tuỵ của chị là nghiễm nhiên. Họ không hề trân trọng dù chỉ một lần tỏ lòng biết ơn.
Nhiều đêm không ngủ, chị lặng lẽ thương mình biết bao… Chị cũng là phụ nữ, vậy mà chị chẳng được thương yêu, chiều chuộng. Có bao nhiêu sức lực chị dồn cả cho chồng con. Người ta thường bảo: hãy cho đi để nhận lại. Vậy mà cứ mòn mỏi theo năm tháng chị cung cúc chăm chồng con để giờ đây nhận lại là nỗi cô đơn, là sự khắc khoải một sự tiếc nuối.
Chị tiếc tuổi xuân đã trôi qua, tiếc cho sự mẫn cán trung thành với chồng con. Chị sợ mang tiếng, sợ cảnh trừng phạt của kiếp sau nếu vi phạm giá trị đạo đức. Nhiều lần trong nỗi cô đơn giằng xé chị cũng muốn bên mình có một người đàn ông để yêu chiều, nũng nịu và hờn giận.
Ảnh minh họa
Trong đầu chị lại hiện lên nỗi sợ hãi: sợ tai tiếng, sợ sự khinh bỉ của chồng con, sợ sự trừng phạt của kiếp luân hồi,…chị lại dằn lòng sống tiếp trong cô đơn.
Vượt qua nỗi cô đơn chị tìm đến với các câu lạc bộ. Ở đó chị say sưa với các môn tập, phần để nâng cao sức khoẻ, phần để gạt bớt nỗi cô đơn bủa vây quanh chị. Chị sợ bị strees và sợ sự tàn phá của nó.
Hàng ngày chị tự chiến đấu với nỗi cô quạnh như gặm nhấm cơ thể chị, cuộc sống của chị. Đời thật buồn và lắm éo le, mỗi người một số phận với nỗi đau riêng.Biết là vậy nhưng chị vẫn không nín được tiếng thở dài não nuột.
Thương mình bao nhiêu chị lại thương mẹ bấy nhiêu. Đời mẹ chị còn buồn hơn cả chị. Giờ chị mới hiểu vì sao có nhiều người già đến chùa như thế. Càng về già đời lại càng buồn. Đến chùa, con người ta tìm thấy sự thanh thản nơi tâm hồn và rộng lượng, vị tha hơn với mọi người xung quanh.
Chị nhủ thầm khi về hưu có nhiều thời gian hơn chị cũng tìm sự an vui,tĩnh tại nơi cửa chùa. Ngoài kia còn nhiều cảnh đời buồn tênh, nỗi cô đơn của chị có là gì…
Nga