Đây là lần thứ n em hỗn xược với chị, chị vẫn ôn tồn nói chuyện tử tế với em. Không phải chị sợ em mà chị sợ khiến anh buồn, sợ hạnh phúc của chị lung lay, sợ mối quan hệ của chị với bố mẹ bị ảnh hưởng (mặc dù chỉ bằng mặt chứ chưa bằng lòng, chị vẫn cư xử rất có trên có dưới, chưa từng hỗn xược một câu, vẫn khiến anh yên tâm phấn đấu cho cuộc sống). Chị nghĩ, em cũng đã lấy chồng, có 2 mặt con, em nên cư xử cho mực thước. Chị không muốn anh buồn vì mấy mụ đàn bà cứ cãi vã vì những chuyện buồn đã qua trong khi cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, vất vả với cơm, áo, gạo, tiền. Nhưng sẽ không thể tha thứ cho em thêm lần nữa đâu, lần sau chị sẽ “chửi” lại em đó.
Chị đã giả như không hiểu hết những gì em nói để chị em có thể tử tế nói chuyện với nhau bởi lẽ hạnh phúc chị đang có đã đánh đổi bằng cả lý tưởng, tương lai, tài năng, sức lực và tuổi thanh xuân của chị. Chị không hối hận và rất tâm đắc với hạnh phúc của mình, vì thế nếu ai đó vì cách này hay cách khác làm sứt mẻ hạnh phúc của chị, chị quyết không khoan nhượng. Nếu chẳng may chị không bảo vệ được hạnh phúc của chị, chị sẽ coi như đã hết duyên mà cũng chả gây khó dễ cho anh.
Mỗi người có 2 cái tai, 2 con mắt, 2 lỗ mũi, 1 cái miệng, 2 bàn tay, 2 cái chân để mình có thể đứng vững, có thể làm tốt, nghe nhận điều hay, nhìn ra cái tốt đẹp gấp 2 lần những gì thị phi từ cái mồm phát ra. Vì thế đừng cậy mình có cái mồm ăn tạp, cái lưỡi không xương mà gây chuyện thị phi, ăn nói hàm hồ, lố lăng, gây ảnh hưởng tới hạnh phúc người khác. Hơn thế nữa những gì mình làm, mình nói còn có triệu con mắt ,triệu cái tai của người xung quanh đang nhìn, nghe và phán quyết Tốt – xấu, đúng – sai. Cuộc sống cơm áo gạo tiền đã đủ phức tạp rồi, đừng có cay nghiệt với người thân như thế! Nếu em rảnh, được chồng nuôi, nhàn cư đến mức ngồi cao nghễu nghện để soi mói, bắt bẻ, bình luận người khác thì tùy em, em hãy lên trang cá nhân của mình mà nói để mọi người hiểu về em nhiều hơn.
Ai cũng có phúc, có phận của mình, em hãy lo làm trọn đạo con người của em. Còn chẳng phải tự dưng mà chị được chồng chị yêu thương, con cái ngoan ngoãn, bạn bè và đồng nghiệp yêu mến, người thân động viên. Hạnh phúc với anh, chị đã đánh đổi bằng cả nước mắt đó em. Trong đó có cả nước mắt của sự nhẫn nhịn, chịu đựng, thiệt thòi. Người ta sẽ tự hỏi tại sao hôm qua em nói chị thế mà chị có thể chúc phúc cho em như vậy. Chị đã nghĩ kỹ và quyết định không đôi co và bỏ qua lần cuối này, mặc dù em là người gây sự, hỗn láo, nhưng chị không chấp nhận được việc nói xấu chị công khai như thế mãi đâu, lần sau chị sẽ phản pháo để tránh mọi người hiểu lầm về nhân cách của chị. Lần này, mọi người chỉ thấy em “ghê gớm” và thấy chị “chịu nhịn” thôi… Bạn bè chị đọc được những điều em viết trên face đã gọi điện động viên chị đấy. Người ta nói “Phúc đức tại mẫu”, con chị ngoan, chồng chị tốt, gia đình chị hạnh phúc cũng là nhờ phúc đức của ông bà để lại cho con cháu nhà mình và cộng thêm sự nỗ lực gìn giữ nề nếp của chị đó em ạ. Em đừng năm lần bảy lượt gọi điện thoại khóc lóc, nhắn tin chửi chị cho chồng chị để anh phải suy nghĩ, kẻo nếu hạnh phúc của chị bị ảnh hưởng, anh chị xa nhau, các cháu bơ vơ người ta lại nói gia đình mình “vô phúc”. Còn tình cảm thì là thứ không thể cưỡng ép được, nó phải được “bồi đắp”, là sự qua lại theo kiểu “gieo yêu thương thì gặt được yêu thương”. Người ta nói “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” là để mọi người tự nhìn nhận lại hành xử của mình đã đúng chưa mà cư xử cho phải, chị đã không tự ái, không giận các em sau cái Tết chết tiệt ấy là vì chị không muốn anh khó xử, không muốn hạnh phúc chông chênh và cũng để “tiên trách kỷ” nhìn nhận lại cái chưa khéo của mình. Nhưng mà thật khó để vừa lòng tất cả mọi người, chỉ còn biết sống thoáng hơn, giản đơn hơn, nghĩ thoáng hơn để có tâm sức nuôi dạy con cái.
Chị đúng là “cây muốn lặng” mà em thì “gió chẳng dừng”. Chị chứng kiến các em hỗn láo với chị hết lần này đến lần khác, ngay trong đêm 30 Tết mà chị không nói cho bõ tức, vì chị ít va chạm, chỉ là con mọt sách và cũng bàng hoàng, thất vọng và xúc động đến mức nghẹn lời. Cái Tết năm đó mẹ mua hướng dương sống, chị bảo con rang nhé, mẹ đòi rang bằng cát mới ngon, chị bảo con không biết rang bằng cát, cho cháu đi chơi về bà đang rang bằng cát, chị chạy vào bà ngoại mượn cái rổ nhôm để mẹ sàng, về thì thấy 1 mẻ hướng dương cháy khét cùng chiếc rổ nhựa chảy choe choét bên cạnh, được dúm trong một cái bao tải (bà dùng rổ nhựa để sàng cát, bà rất chậm, rất lười, tư duy kém thường chả động việc gì, nên chả bao giờ rút ra cái gì, biết làm cái gì cho ra hồn, đi chợ hoặc mua được cái gì về thì đều bảo “con ơi, con xem làm cái gì ngon thì làm, mẹ chả biết làm gì cả”, vào bếp thì bảo “con nấu nhé, mẹ vào thấy nóng không chịu được”, nói với các bà hàng xóm thì “tính em lười, những việc này em ngại lắm”… Nhưng chị chưa từng phàn nàn gì về khả năng này của bà cả), thêm 1 mẻ cháy khét nữa lẫn cát đổ bên bếp than, mẹ bỏ đó, ko dọn mà vào cụ chơi mặc dù lúc đó đến giờ nấu cơm, nấu cháo cho cháu. Đã đến giờ nấu ăn, chị đi cắm cơm, ngâm rau cải bắp rồi quay ra băm rau thịt nấu cháo cho cháu, cái thớt và dao băm thịt nấu cháo cho cháu chị để cạnh chậu ngâm rau, vội vàng đi tìm cháu để cho ăn. Thế là em và cô út chửi đổng bảo toàn hàn đùa ra, tối đó em rang hướng dương, em vừa rang vừa chửi bảo mẹ “chỉ chênh lệch có mấy nghìn một kg hướng dương, mẹ mua hướng dương chín ăn ấy, cứ rở ra làm gì cho khổ, cho bận, cho vất vả, nhà mình bận rộn, hầu đủ đường còn chưa đủ à”. Các em ném chậu nhôm, vứt cái thớt, … Thực chất chị biết em định nói gì, em nhớ lại ngữ khí khi đó xem. Cả năm cả tháng chỉ mong mấy ngày Tết, được nhanh nghỉ, nhanh về, ăn Tết có biếu có xén, có góp Tết đàng hoàng mà cứ như đi ăn xin, khác hẳn những cái Tết ở nhà mẹ đẻ chị. Làm dâu 9 cái Tết rồi, có 2 cái Tết chị chưa rơi nước mắt thôi. Chị chỉ kính “bề trên” chứ không “trọng” vì mọi người sống thật tệ.
Rồi 2 hôm sau cái tối 30 Tết đó, khi chị đứng nấu ăn, em rửa rau sống, bà về em nhắn là có ai đó (chị quên tên rồi) tìm mẹ, rủ mẹ ra chùa. Mẹ bảo à là thầy …, thầy nhắn bảo ra vì mẹ lâu rồi mới về vì thầy quý mẹ. Em bảo mẹ hiền lành tốt tính nên mọi người đều yêu mến. Mẹ bảo “thế mà có người không quý đâu, ghét ấy, ghét như mắm ấy”. “Người như mẹ thì ai mà chả quý, nếu mà ghét thì người đó chả ra gì”. Chị sống trong gia đình mình chỉ những dịp có công việc, lễ Tết thôi, nhưng dần chị học cách chai với những câu nói móc máy kiểu đó. Chị hơi thổn thức, tim hơi đập loạn vì biết chắc chủ đề mọi người nói, nhưng chị im lặng và xem như chưa có chuyện gì xảy ra.
Gia đình mình thiếu sự chân thành và sống rất không tử tế. Nếu chân thành đã góp ý, nói chuyện, tìm hiểu tử tế. Chị chưa từng nhận được một lời góp ý từ mẹ (cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua anh), hoặc các anh chị em trong nhà (chỉ cần: em thấy mẹ nói là … chị ạ…), chỉ thấy toàn hằn học, cay nghiệt, ức chế, bới móc, “chửi đổng”, không khí gia đình thật u ám. Chị chưa từng nhận được một lời góp ý hay bàn bạc từ ai trong gia đình hết, có việc gì thì chỉ gọi điện cho nhau theo kiểu “người ta tôi tôi liên lạc, chị lên hiểu chị chỉ là người ngoài”. Em và mọi người toàn gây sự với chị. Cứ không vừa ý là rỉa rói, hằn học, gắt gỏng, gọi điện kể lể với anh, mẹ thì ngọt nhạt dựng chuyện thị phi, mười câu bà nói, không đúng đến một, chị cũng chỉ để ra để anh biết chứ cũng không gièm pha câu nào. Em hãy thử dùng sự công tâm của người đọc, đọc những dòng này và đánh giá xem, có phải xem lại về cách cử của mình không nhé!
Tết nào chị cũng cắm đầu ngày 3 bữa cơm hoặc ở nhà trông nhà (mở cửa kẻo có khách ngày Tết lại đóng cửa), chưa bao giờ ai đó bảo có đi chơi nhà nọ nhà kia thì để tôi trông nhà cho 1-2 tiếng. Thế là trong nhà ai cung rất có trước có sau với họ hàng, rất quan tâm tới mọi người, có mỗi anh chị là sơ suất, qua quýt, không tình cảm.
Chỉ vì vô tình, anh đem gửi bố mẹ giữ hộ 10 chỉ vàng, chị đã phải đợi lúc ăn cơm mà chữa, mà nói cho rõ ràng “Con gửi bố mẹ giữ hộ, vì chỗ nhà trọ tuềnh toàng quá, chỗ đó có 4 chỉ mẹ đẻ con cho để phòng dùng đến lúc sinh nở không đi làm được, còn lại 6 chỉ là tiền cưới và tiết kiệm của chúng con. Nhờ bố mẹ giữ hộ, Khi nào cần con xin lại”. Nếu không nhớ nhầm hôm đó ăn cơm có cô út ngồi đó cùng anh chị và bố mẹ. Thế mà lúc muốn mua xe cho anh, anh gọi điện về hỏi ông, ông bảo “Tưởng chúng mày giúp đỡ bố mẹ lúc khó khăn chứ bây giờ đòi thì tao lấy đâu ra”. Chị bất bình, vẫn muốn kiểm chứng thực hư đã gọi điện cho bố: “Bố ơi, nhà con đi cái xe tàu này nát quá rồi, con muốn đổi xe cho chồng con, kẻo đường Hà Nội ngập toàn bị chết xe, khổ lắm, cuối tuần này nhà con về lấy vàng con gửi bố lên để mua xe bố nhé!”. “Chúng mày đòi như vậy thì tao lấy đâu ra”. “Ơ, sao lại vậy ạ, hôm gửi con nói rõ là con gửi bố cơ mà, bây giờ con cần, bố cố gắng thu xếp cho con”. “Cần thế cơ à, được rồi, nếu cần thì tôi vay nóng tôi trả”. “Không, con không cần bố vay nóng, nếu bố chót bỏ ra dùng rồi, bố mẹ cứ thu xếp, khi nào có báo để con về lấy”. “Thôi, không cần phải về đâu, tôi đi vay, cuối tuần tôi mang ra trả”. Nhưng chả thấy gì, rồi ông hẹn … Thực sự cuối cùng rồi ông cũng trả, nhưng cứ mỗi lần trả 1-3 triệu lúc chị mang bầu cháu lớn và gần sinh đó, chị cũng chả biết ông trả thừa hay trả thiếu nữa và tính theo giá nào, vì chị buồn, với lại cũng không thể so đo từng ni từng tí vì về quê chị vẫn ăn cơm chung, ở chung và ăn đời ở kiếp với ông bà cơ mà hơn nữa ông bà sinh ra anh, nuôi lớn anh…. Chị chỉ mong sắp sinh cháu có sự chuẩn bị dư giả một chút cho thoải mái tâm lý, để cháu đầy đủ hơn thôi.
Chị gửi ông 2 lần khoảng 1.000.000vnd gì đó (ngày đó tầm 900.000vnd/ chỉ vàng) và gửi 2 phong bì mừng Lúa Phụng và Thảo Thi cùng bảng danh sách tiền mừng cưới của anh chị, hai trường hợp này chị đánh dấu bút bi đỏ. Trước khi đi lên Hà Nội đã gửi lại ông tiền + 2 phong bì + danh sách này để có ai ở quê cưới xin thì nhờ ông mừng giúp cho có trước có sau, thế mà khoảng 6 tháng sau về hỏi ông mừng cho những ai, ông bảo “tôi không nhớ”, “vậy bố cho con xin lại cái danh sách tiền mừng con gửi bố”. Trong danh sách chỉ có 2 dấu đỏ của 2 trường hợp này. Thế là chị lỗi với nhiều người quá. Chị lại đem nó đi sao chép sang danh sách gửi bà ngoại một ít nữa, nhờ bà theo dõi giúp. Chị cũng không đòi lại khoản chị đã gửi bố, vì nó không nhiều, chỉ sợ người ta đánh giá anh chị thôi. Ấm ức, thị phi của việc làm này gây ra, ai có thể hiểu cho anh chị. Trong đó chắc chắn có cả bạn của em hoặc người quen của em nữa. Hình tượng trong chị sụp đổ hoàn toàn.
Thời gian cô út ở nhà học cấp 3, ông làm bảo vệ ngoài Hà Nội, bà Nội lên chăm B cho chị đi làm được 4 tháng. Chị rất cảm kích, vì đang nợ tiền mua đất mà chỉ dựa vào mình anh thì không ổn, chị cũng muốn lao ra kiếm tiền. Chị bảo anh, em đi làm lương cũng được 3,3 triệu, mình sẽ biếu bà mấy trăm bảo là mẹ ở nhà làm được triệu, hơn triệu một tháng thì coi như bà cho cháu phần còn lại, phần con gửi để bà tiêu vặt. Anh quát chị “Không, sao em lúc nào cũng giơ tiền ra với nhà anh vậy”. Anh tự ái và tự ti vì anh chị mua đất mà không nhờ vả gì đằng nội. Thực chất có nhờ ông bà vay hộ “Bố mẹ đứng ra vay giúp, chúng con sẽ gửi trả lãi hàng tháng, và trả gốc dần”, nhưng ông bảo “Bố chịu thôi, chúng mày ngựa non háu đá, bố chịu”. Chị hiểu lo toan của ông, bọn chị trẻ thật, và thật mạo hiểm, thu nhập đâu có ổn định đâu. Thế rồi cũng suôn sẻ và ông bà Ngoại nhiệt tình giúp đỡ vay mượn “hộ”. Vì thế suốt quá trình, ông bà không đả động hoặc động viên kiểu “cố gắng tu chí làm ăn mà trả nợ” – chị chỉ cần thế thôi em. Con cái không được chê bố mẹ nghèo, bố mẹ cũng chỉ có 2 bàn tay, mình cũng chỉ có 2 bàn tay, chị không ỉ lại. Chị muốn nói về sự khác biệt về tinh thần đó đã khiến anh tự ti, bảo chị nếu sằng phẳng là “giơ tiền ra với nhà anh”. Giá chị khéo léo quy ra, vài tháng mua cho bà 1 chỉ thì đâu đến nỗi. Khổ cái nợ nần, tháng cao điểm phải trả 1,4% (1tr4/ tháng) trong khi thu nhập có 3,3tr thôi em. Thế là 30 Tết đó chị bị các em chỉ mặt chửi là “cư xử tệ với bố mẹ”, “chị làm dâu mà không trọn đạo làm dâu”, “Chị mà không tử tế, tôi cũng không tôn trọng chị đâu”, …. Cả 2 đứa bù lu bù loa chửi bới om xòm, các dì còn bảo chị “thôi, cái Thảo có cái sai của cái Thảo, cái H có cái sai của cái H, chúng mày đừng khiến bố mẹ đau lòng”. … Sai cái gì chị cũng chưa rõ … chỉ thấy tru tréo và om xòm, mẹ thì đứng đó xịu mặt khóc không biết có buồn không vì lúc đó có 2 em gái, mẹ và ba dì một bên, còn chị bế con đứng giữa nhà, anh thì ngồi ở ghế im lặng. Xét cho cùng chả gì bằng ruột thịt, nếu chị làm toáng lên thì anh chỉ khó xử mà thôi. Nếu là nhà mẹ đẻ chị thì sẽ không có cái loạn đó đâu, người lớn nên đứng ra phân xử, không để “Cứt lộn đầu” kiểu đó được, nhà có trên có dưới, bố mẹ không xử được thì đã có chồng mình, nói chung chưa đến lượt các em hỗn hào như thế, đoan chắc là sự có xúi giục, sắp đặt trước nên mới vậy rồi, lần đầu tiên chị thấy bà thực sự không hài lòng về chị. Tối đó ông mới về tới nhà, chị thấy không nên để ông đánh giá gì về mình, cũng không nên khiến cả nhà mất Tết, chị vẫn xuống ăn cơm, em ngồi đầu nồi đã lấy bát cơm và đưa cho chị bằng 2 tay cười nói “em mời chị”. Chị thấy em giỏi thật, bản lĩnh hơn người và khiến chị hoang mang, hai câu chuyện, hai thời khắc, hai thứ cảm xúc của em chỉ cách nhau có 10 phút, đáng lẽ em không nên học kế toán mà nên học trường điện ảnh. Đứng trước sự tíu tít của 2 em, những câu chuyện cười của mọi người, đầu óc chị chao đảo. Đến lúc đó chị vẫn còn bàng hoàng, chưa biết cư xử sao cho khôn, cho dại, cho vừa lòng mọi người bởi lẽ cuộc sống trước khi về nhà chồng của chị quá êm đềm, chưa từng có những va chạm lớn với người thân, 23 tuổi đời mà chị mới duy nhất một lần mẹ tát vào đít, bố mẹ chị giáo dục con theo kiểu khuyên răn, chưa từng đánh đập, chửi bới nặng lời nên lần này các em gây cho chị cú sốc lớn. Lúc xuống ngồi mâm cơm chị vẫn còn xúc động, mắt xưng húp, mọng nước và nghẹn lời mà em đã cười nói được như vậy, mà có cách nhau 10 – 15 phút không em?, … thế là bố mẹ và 2 con gái quấn quýt chuyện trò, anh cũng chêm xen vài câu, chị thấy mình lạc lõng, cơm nghẹn ứ cổ, cứ như rơi vào tổ quỷ chứ không phải ngồi cạnh mâm cơm tất niên. Những ngày tiếp theo cứ ăn sáng xong là mọi người đều đi chơi Tết, bỏ mặc chị với 2 bữa cơm còn lại, cứ nấu xong cúng là đợi mọi người về ăn, xong lại rửa bát, dọn dẹp. …
Bà lên đây giúp việc nhà cô Ch người quê cùng làng mình, đến 1 tuần sau chị mới biết, chị buồn và thất vọng vì cách đó 3 ngày có gọi điện hỏi cô út ôn thi cần mua tài liệu gì mà ở nhà không tìm mua được, bảo anh chị tìm mua giúp trên này, cô út nói đủ cả nhưng không đả động việc mẹ đi làm. Cháu thì đi gửi người ta, bà lại đi trông con nhà người khác, mà chả thấy bàn bạc trao đổi gì, gia đình mình đâu đến lỗi, ban đầu chị coi đó là bà muốn xỉ nhục chị vì có ai đó lại tung tin bà đi làm để lấy tiền cho anh chị. Chị đã khóc qua điện thoại bảo ông bảo bà về đi, mà nhà mình đã đến nỗi nào, vì cay đắng với cái tin thị phi kia, có lẽ người đó đặt điều vì ghen với tình cảm của anh chị. Có người trách đến tai, chị càng thấy bất bình. Giá như ông bà có thể bảo một câu “giờ làm ăn khó khăn, mẹ tính mẹ sẽ thế này thế kia… để lấy tiền cho em nó ăn học” thì có phải là tôn trọng con cái, biết hướng cho con cái biết sẻ chia không? Sau đó, bạn thân chị đã khuyên bảo chị nghĩ thoáng hơn: công việc nào cũng cao quý, đặc biệt là nếu đúng là có mục đích lấy tiền cho con ăn học thì càng đáng trân trọng, còn các bác đằng nội nhà mình lại đánh giá là mẹ đi làm để tránh việc phải ở quê phục vụ 2 cụ già hơn 80 tuổi. Chị thấy thanh thản và tự nhủ, chả sao, công việc cứ phù hợp với sức của bà, bà thấy vui là được
Ông bà hừng hực chuyện bán nửa nhà ở quê đi, khuyên mãi, ông vẫn cứ muốn bán. Ông nói “bán đi cho mỗi đứa một ít, vì khổ cái đứa nào cũng nợ nần, cho bớt bớt đi” (thực lòng cả làng ai cũng biết ông nợ nần vì buôn bán không tính toán mà anh nhiều lần dò hỏi xem nợ nần thế nào đều bị gạt đi), chị bảo “theo con, người ta mua còn chẳng được, ông bán đi, xé nhỏ xé lẻ ra thì mấy chốc mà hết, chị con, em con lấy chồng xa nếu về thì ở vào đâu?”, bà dấm dẳng “Thì bán đi cho mỗi đứa một ít, không lại bảo mua đất làm nhà mà chả được bố mẹ cho tí nào”. Chị ức, định hỏi đã bao giờ con xòe tay xin mẹ một cắc một chinh nào ngoài 50.000vnd bà cho hôm dắt con lên phòng cưới chưa? Nhưng bà sinh ra, nuôi anh đến ngần này, xét về đạo làm con chị lại im lặng, không gàn nữa mà nói “Nhà của ông bà, con tùy ông bà thôi, nhưng ông bà bán làm sổ tiết kiệm của ông bà dưỡng già thì làm, cho con không lấy đâu, chúng con ăn được thì phải làm được”. Chị cấm anh không nhận một đồng nào, nhất là cái tiền bán nhà ấy, không tơ hào gì hết, mang tiếng. Ông rất cậy, lúc nào cũng dọa bán nhà. Ông cho người ta thuê 300.000vnd/ tháng, anh chị hỏi thuê lại 500.000vnd/ tháng ông cũng không đồng ý, ông bảo hợp đồng với người ta rồi, không thay đổi được, tính đến nay được 2 năm chưa nhỉ. Ông không đồng ý và cũng không cho ai biết lý do rõ ràng là gì? … Tùy ông vì ông chả bao giờ bàn bạc, nói gì với anh chị. Quê mình họ cứ đồn ông nợ nần nhiều lắm, hỏi ướm ông thì ông toàn gạt đi “tao chả nợ ai, mà tao có nợ cũng chả nhờ gì chúng mày cả”. Thế là từ sự quan tâm của mình biến thành câu trách móc của ông.
Lần đầu chị bị thai lưu, chị sinh cháu lớn, bà lý do bận thu nợ không ra chăm chị, lần hai sinh bà bảo hợp đồng giúp việc với nhà cô Ch, “không bỏ dở được, tiền cứ cuối năm mẹ mới lấy, nếu bỏ dở thì tiền lương từ đầu năm đến giờ của mẹ …” (bà bỏ lửng câu nói để con tự biết), và nói với bà ngoại “Bà ơi, bà ở đây với cháu nó 6-7 tháng, cho nó cứng cáp, đỡ đần cho cháu” “em chỉ ở được 1 tháng thôi, em còn nhiều việc ở quê nữa”, “Thôi, bà thương cháu thì thương cho chót, đỡ cho mẹ nó, để cháu nó cứng cáp rồi về, em bận không bỏ được bà ạ”, “Vâng, thương chứ bà, con mình cháu mình, mình phải thương chứ, nhưng em còn phải về với cháu nội em ở quê nữa”…. Thế là cả 2 lần sinh 2 cháu bà đều lên bệnh viện đón cháu về, làm khách ở nhà chị 1-2 hôm để bà ngoại phục vụ rồi bà về. TK đầy tháng thì bà đến bảo chị: “Mẹ phải đi Bắc Ninh trông con cho cái H học tiếp, bà nội nó đau tay”, “Vâng, thế là phải bà, chúng con có nhờ bố mẹ thì cũng chỉ những lúc các cháu nó thơ dại này thôi, bà nội cháu đau tay, bà được giúp được nó thì tốt quá”. Thế là bà bỏ dở hợp đồng, không biết cô Ch trừ của bà bao nhiêu tiền, chị cũng không hỏi, ban đầu chị chỉ ganh tị với H nhưng sau chị lại nghĩ, mẹ ruột mình cũng tốt với mình như thế mà, ai mà chả mong được giúp đỡ, thế là sự ganh tị cũng nguôi ngoai. Nhưng tựu chung lại chưa từng ai coi chị là con cái trong nhà. Chỉ là sự qua loa, khách khí thôi.
Trước khi sang Bắc Ninh giúp cô út trông cháu, bà chẳng may bị ốm, ông là người được bà gọi lên đưa đi khám mà về chẳng nói gì, chỉ đến khi cô Ch gọi cho anh bảo mẹ cháu ốm, ông lên đưa bà đi khám rồi bỏ bà ở đó về, bà giận ông mà cũng không thấy ông gọi lại hỏi thăm, bà đang đòi về quê mà còn yếu, sợ đi đường có làm sao thì cô khó ăn nói. Anh hỏi rõ ngọn ngành tình trạng sức khỏe của bà rồi quay ra hỏi ông, ông bảo ốm sơ sơ, khám rồi, trách ông sao không nói, không ở đó chăm bà hoặc đón bà về thì ông cười, có làm sao đâu. Tối đó anh hộc tốc lên nhà cô Ch, chị chạy sang hàng xóm gọi điện thoại trấn an bà. Bà bảo “mẹ cảm ơn con, mẹ khỏe, thôi con nhé, kẻo tốn kém tiền điện thoại của con”. “Bà nói buồn cười thế, con muốn hỏi thăm sức khỏe của bà, bà ốm mà chúng con không biết, nhà con đang lên đón bà về rồi, bà đang ốm, đừng có đi đường xa, ở đây khỏe hẳn rồi tính sau”, “Thôi con ạ, nhờ trời mẹ cũng qua được cửa tử rồi, mẹ thoát chết rồi con, mẹ không phiền các con, mẹ hẹn với H rồi, mẹ về, nhất định phải về, thôi con nhé, tốn tiền điện thoại của con”. Mẹ cúp máy. Chị vừa thương, vừa giận bà. Thương vì nếu là chị chị cũng sẽ tức giận, cô đơn, còn giận vì bà giận chị, chửi khéo chị thật phi lý.
Bà thì khéo vô cùng, bà lúc nào cũng bảo mệt mà chị để ý lúc bà bế cháu nào thì bước đi rất nhanh nhẹn, leo cầu thang có thấy thở đâu, chả bao giờ thấy đổ mồ hôi vì không bao giờ đụng tay việc gì hết thực chất chỉ là người ích kỷ; ham chơi; không thương chồng, thương con, quý cháu . Bà chưa từng nặng lời với chị, một điều mẹ hai điều con, vậy nên chị cũng chưa từng hỗn hào với bà, quan hệ giữa bà với chị luôn rất mực thước, trước sau. Nhưng bà rất hay nói dối, đơm đặt sau lưng chị. Nhưng hiện chị cũng không cần thiết phải nói về điều này. Nhưng nếu em nói xấu chị, xúc phạm chị một lần nữa trước mặt mọi người, chị sẽ không ngại nói những sự thật về gia đình mình đâu. “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa”, vậy nên có tốt đẹp hay không thì cư xử trong gia đình mới là cốt lõi nhân cách đó em ạ.
CC chồng: Nếu chẳng may có vậy, vợ cũng xin lỗi chồng vì đã vạch áo cho người xem lưng anh nhé, nhưng em không thể để mọi người hiểu sai về nhân cách của em. Đọc được những điều này mong anh hiểu, em vẫn nhịn, vẫn cố gắng níu giữ hạnh phúc, nhưng nếu anh buông tay thì em coi như mình hết duyên.