Tăng huyết áp là một bệnh ngày càng phổ biến, là yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh lý tim mạch. Tăng huyết áp đã và đang trở thành vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại các nước trên thế giới.
70% người THA không biết mình bị bệnh
Thông thường những người bị tăng huyết áp đến khám thì đã muộn hoặc huyết áp quá cao hoặc đã có biến chứng trước khi biết chỉ số huyết áp của mình. Do đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là chóng mặt, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của tiền tăng huyết áp tùy vào nguyên nhân tăng huyết áp hoặc biến chứng tăng huyết áp.
Sự tăng cao liên tục của huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, xơ vữa thành động mạch mà đặc biệt là động mạch vành và động mạch não.
Để biết huyết áp chính xác của cơ thể là bao nhiêu, bạn cần được đo huyết áp vào cả sáng – chiều – tối, lấy trung bình; và theo dõi trong nhiều ngày. Trước khi đo, bạn cần nằm nghỉ ít nhất 5 phút cho ổn định và không có căng thẳng, không uống rượu bia, cà phê, tập luyện, lao động nặng. Tuy nhiên, khi chỉ số huyết áp tâm thu lên trên 140mmHg và hoặc huyết áp tân trương cao hơn 90mmHg đo bất kể ở thời gian nào thì người đo đã bị THA.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Tim mạch quốc gia, tăng huyết áp gặp ở 25% người trưởng thành. Con số này lên đến 27,4% người trưởng thành tại Hà Nội. Nhưng có tới 70% bệnh nhân tăng huyết áp không biết mình bị bệnh, bởi phần lớn ca bệnh không có dấu hiệu cảnh báo trước.
Theo dõi chỉ số huyết áp thế nào cho đúng?
Phương pháp đơn giản nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp là biết được chỉ số huyết áp của mình. Người bệnh mắc tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, do đó, bạn cần quan tâm đến huyết áp của mình khi trên 18 tuổi, đặc biệt là những người trên 35 tuổi. Thông thường khi tăng 10 tuổi thì huyết áp tăng khoảng vài mmHg, sự THA do tuổi không đơn thuần do biến đổi sinh lý mạch mà còn chịu tác động của môi trường sống với thời gian lâu hơn. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra huyết áp khi có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp….
Ngày nay, việc theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân đã trở nên vô cùng đơn giản, tiện lợi với các sản phẩm máy đo huyết áp. Chỉ cần một chiếc máy đo huyết áp chúng ta có thể theo dõi được chỉ số huyết áp ngay tại nhà, không cần tốn thời gian đến các cơ sở y tế như trước. Tuy nhiên, bạn cần trang bị sản phẩm máy đo huyết áp có độ tin cậy và chính xác cao để tránh sai lệch cho kết quả đo huyết áp. Máy đo huyết áp Omron – thương hiệu có tiếng đến từ Nhật Bản, với sự có mặt hơn 50 năm trên thị trường sản phẩm được đông đảo bệnh viện, phòng khám và người dùng lựa chọn sử dụng. Theo khảo sát của Công ty TNHH Fuji Keizai, máy đo huyết áp Omron được xếp hạng là thương hiệu bán chạy nhất toàn cầu vào năm 2022.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về lợi ích của việc theo dõi huyết áp tại nhà và cách đo huyết áp thế nào là đúng trong bài viết sau: Lợi ích của việc theo dõi huyết áp tại nhà
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính. Sử dụng thuốc liên tục và lâu dài là yếu tố quan trọng mà người bị tăng huyết áp cần phải biết. Nhưng, hiện nay, nhiều người bệnh còn mắc sai lầm khi sử dụng thuốc, sau một thời gian uống thuốc, huyết áp bệnh nhân đã về mức bình thường, bệnh nhân nghĩ bệnh đã khỏi nên ngừng điều trị hoặc do sợ tác dụng phụ của thuốc, do kinh tế khó khăn mà không uống.
Trên thực tế, trong quản lí và điều trị tăng huyết áp hiện nay còn tồn tại ba nghịch lý là: Có bệnh mà không biết, biết mà không điều trị và điều trị mà không đúng, điều này làm dẫn đến chỉ có khoảng 10% người bệnh đạt được kết quả.
Lời khuyên có ích để phòng bệnh tăng huyết áp:
- Luôn luôn giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đáng lưu ý nhất là không nên ăn quá mặn.
- Rèn luyện thể lực, thể dục thể thao: đây là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người để giữ vững và nâng cao sức khỏe.
- Chế độ sinh hoạt và làm việc: Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh.
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm và giải quyết các nguy cơ nếu có.
- Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp cần điều trị liên tục, có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc.