Rong kinh là một chứng rối loạn kinh nguyệt hay gặp ở phụ nữ. Nếu tình trạng rong kinh ít xảy ra thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị rong kinh kéo dài thì sẽ có nguy cơ bị thiếu máu và nhiều ảnh hưởng khác tới sức khỏe. Vì vậy, biết xử lý đúng cách khi bị rong kinh là điều chị em nào cũng cần nắm được.
Nguyên nhân gây rong kinh
Ở những người trưởng thành, rong kinh thường có nguyên nhân do rối loạn hormone, không có hiện tượng phóng noãn khi estrogen tăng cao, do đó progesterone không được tiết ra cân đối với estrogen. Trong lúc đó, nội mạc tử cung dày lên, mạch máu không tăng trưởng kịp gây ra hoại tử, bong từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày.
Rong kinh sinh lý: Rong kinh sinh lý thường xảy ra do vấn đề rối loạn nội tiết tự nhiên trong cơ thể vào những giai đoạn sinh sản đặc biệt của nữ giới như là: tuổi dậy thì hay giai đoạn tiền mãn kinh.
Rong kinh bệnh lí: Rong kinh bệnh lí do rất nhiều yếu tố gây nên:
Các bệnh phụ khoa: Khi mắc một số bệnh như poolyp tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng,… thì sẽ bị chứng rong kinh. Bạn cần điều trị sớm các bệnh này, nếu không sẽ gây những hậu quả vô cùng nặng nề.
Các bệnh lí toàn thân: Những phụ nữ bị mắc các bệnh sau đây: suy giảm chức năng tuyến giáp, viêm gan, suy thận, rối loạn đông máu, tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus đỏ cũng có thể bị rong kinh kéo dài,
Các yếu tố rủi ro: tác dụng phụ của thuốc, béo phì, sảy thai, đặt vòng tránh thai…
Cách điều trị
Khi bị rong kinh ở nhẹ thì bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bị rong kinh nặng, kéo dài, máu ra nhiều thì bạn cần đi khám ở các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị, tránh để tình trạng xảy ra liên tục, thường xuyên.
Rong kinh sẽ được điều trị tùy vào nguyên nhân bệnh lí mà các bác sĩ xác định.
Chẳng hạn, phụ nữ bị rong kinh do u xơ tử cung hay polyp tử cung thì phải can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ, khi đó tình trạng rong kinh mới chấm dứt.
Phụ nữ bị rong kinh do suy giáp thì phải sử dụng thuốc để bổ sung hormone tuyến giáp.
Bên cạnh đó, các thói quen sống hằng ngày thiếu khoa học thường là nguyên nhân gây rong kinh tạm thời. Vì thế, bạn nên có một thực đơn ăn uống điều độ, lành mạnh với những thực phẩm bổ sung nhiều sắt như thịt bò, các loại rau sậm màu như cần tây, hoa quả tươi…, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
Một số bài thuốc trị rong kinh trong dân gian
Bài thuốc hay từ cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen. Nhọ nôi có tính cay, lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Các thầy thuốc đông y vẫn dùng cả thân và lá cây này để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, thổ huyết do lao, tiểu tiện ra máu, rong kinh), kiết lị, sưng tấy, lở loét, mẩn ngứa, viêm gan mạn, chấn thương.
Bạn hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ – loại tách uống trà khô (không cần phải một bát). Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa sẽ thấy hiệu quả.
Cây ích mẫu
Bạn sắc 20g ích mẫu, 10g đào nhân, 8g uất kim, 6g tóc đốt thành than, 8g nga truật, 10g cỏ nhọ nồi và 14g bách thảo sương uống trong ngày.
Xem thêm: 10 mẹo dân gian chữa rong kinh tại nhà hiệu quả