Hầu hết các căn bệnh thiếu máu đều liên quan đến thiếu sắt, vì thế các chị em cần bổ sung vào chế độ ăn uống của gia đình mình những loại thực phẩm giàu chất sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. Những loại thực phẩm giàu chất sắt được bán rất nhiều và rất dễ gặp ngoài chợ, nhưng nếu không để ý thì rất có thể chị em sẽ bỏ qua.
Mục lục
- Nguyên nhân gây thiếu máu
- Top 9 thực phẩm giàu sắt giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
- 1. Nho – Tái tạo máu
- 2. Thịt bò – Hàm lượng sắt phong phú
- 3. Bông cải xanh – Cải thiện lượng máu cho cơ thể
- 4. Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu
- 5. Bí đỏ – Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu
- 6. Cây mía – Vua của sắt
- 7. Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu
- 8. Trứng – Điều trị thiếu máu tự nhiên
- 9. Hải sản – Tăng cường máu cho cơ thể
- Khi nào cần tìm sự giúp đỡ?
Nguyên nhân gây thiếu máu
- Chế độ ăn uống: Việc thiếu máu có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Thời tiết thay đổi thất thường, cộng thêm các yếu tố như trạng thái sức khỏe không tốt… khiến nhiều chị em cảm thấy chán ăn, hoặc chỉ ăn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị của mình, từ đó dẫn đến chế độ ăn không cân bằng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, cuộc sống hiện đại, thức ăn nhanh có thể khiến cơ thể phải hấp thụ một số loại chất gây cản trở cho quá trình hấp thụ sắt. Lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt, gây thiếu máu.
- Trong ngày đèn đỏ: Thông thường chu kỳ đèn đỏ từ 24 đến 35 ngày, và mỗi lần kéo dài từ 2-7 ngày, với lượng kinh nguyệt trung bình 20-60ml. Dưới góc độ y học, lượng kinh nguyệt mỗi kỳ vượt quá 80ml, thời gian kéo dài quá 7 ngày sẽ được coi là kinh nguyệt quá nhiều.
- Thời kỳ mang thai: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp 4 lần trước khi mang thai. Tuy nhiên, trong thời gian này, do các triệu chứng ốm nghén như nôn nao, kén ăn, chán ăn… gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của chị em, cộng thêm hoạt động của dạ dày và ruột trong thời gian đầu tương đối kém, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Tham khảo thêm: Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
- Mất máu: Loại này bao gồm thiếu máu do mất máu cấp tính và mất máu mãn tính.
Top 9 thực phẩm giàu sắt giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Chất sắt từ thực phẩm giàu chất sắt được hấp thụ qua phần trên của ruột non. Sắt trong chế độ ăn uống có hai loại: sắt heme và sắt không phải heme. Sắt heme có nguồn gốc từ huyết sắc tố. Cơ thể chúng ta hấp thụ sắt chủ yếu từ các nguồn heme. Sắt heme có thể được tìm thấy trong cá, thịt đỏ và thịt gia cầm. Sắt không phải heme chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn thực vật. Tuy nhiên, thịt, hải sản và thịt gà có chứa một ít cả hai.
1. Nho – Tái tạo máu
Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan “quét đi” lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.
Vì là loại quả giàu năng lượng nên nho rất tốt những người cần nhiều năng lượng như cho người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao… Đối với thai phụ, thì ăn nho không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ, giúp lưu lượng máu dồi dào.
2. Thịt bò – Hàm lượng sắt phong phú
Trong 85mg thịt bò cung cấp 2,1mg sắt. Vì vậy, có thể nói, thịt bò cũng là nguồn cung cấp chất sắt phong phú, giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể. Nếu chọn thịt bò, bạn nên chọn thăn bò vì nó còn chứa ít chất béo nhất, giúp bạn tránh tăng cân.
3. Bông cải xanh – Cải thiện lượng máu cho cơ thể
Ai cũng biết bông cải xanh có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất xơ giúp giảm cân. Thế nhưng không phải ai cũng biết bông cải xanh còn chứa nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Bạn hãy ăn bông cải xanh nếu muốn cải thiện hàm lượng hemoglobin vì 100gr bông cải xanh chứa 2,7mg sắt. Ngoài ra, bông cải xanh cũng cung cấp vitamin A , C và magiê.
4. Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu
Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh… có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.
5. Bí đỏ – Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu
Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho…
Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu, kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào máu trưởng thành, sắt sản xuất các nguyên tố vi lượng hemoglobin…
6. Cây mía – Vua của sắt
Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
7. Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.
8. Trứng – Điều trị thiếu máu tự nhiên
Khi nói đến thực phẩm điều trị bệnh thiếu máu tự nhiên, bạn không nên quên về trứng. Trứng bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nên dễ dàng tái tạo lai lượng máu mà bạn đang thiếu hụt. Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn “làm việc” không tốt, hãy ăn trứng luộc vào buổi sáng để cải thiện tình hình.
9. Hải sản – Tăng cường máu cho cơ thể
Các loại hải sản được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng có chứa khá nhiều sắt, đặc biệt là sò (trong 85mg có 13mg). Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.
Lựa chọn điều trị, phòng ngừa thiếu máu bằng thực phẩm tự nhiên là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cũng là một cách giúp tạo thành máu, phòng tránh nguy cơ thiếu máu hiệu quả.
Khi nào cần tìm sự giúp đỡ?
Mặc dù những thực phẩm điều trị thiếu máu này là một cách tuyệt vời để hỗ trợ lượng sắt của bạn, nhưng việc chỉ dựa vào thực phẩm có thể gây nguy hiểm nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một vài tình huống mà bạn cần theo dõi. Những điều này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức sớm nhất:
- Cảm thấy khó thở, nhịp tim nhanh, kèm theo da tái nhợt, mệt mỏi, khó thở
- Trải qua các triệu chứng thiếu máu khi bạn có chế độ ăn uống nghèo nàn
- Lưu lượng máu cao trong thời gian đều đặn
- Các triệu chứng loét, có máu trong phân, viêm dạ dày cũng có thể đi kèm với thiếu máu
Ngoài ra, bạn nên đặc biệt cẩn thận trong trường hợp bạn có tiền sử gia đình bị thiếu máu hoặc nếu bạn có các yếu tố rủi ro sau:
- Tuổi – người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn
- Các vấn đề về đường ruột – các vấn đề về đường ruột có thể dẫn đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém
- Kinh nguyệt – mất hồng cầu trong thời kỳ có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu
- Mang thai – không duy trì chế độ ăn uống cân bằng giàu sắt và axit folic có thể làm cạn kiệt nguồn bên trong dẫn đến thiếu máu. Tham khảo thêm: Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
- Rối loạn mãn tính – các vấn đề mãn tính, lâu dài như bệnh thận, ung thư hoặc tương tự có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt
- Di truyền học – như đã đề cập ở trên, tiền sử gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn