Quá trình phát triển của trẻ em trải qua nhiều giai đoạn với những sự thay đổi khác nhau ở từng giai đoạn. Và từ khi sinh ra cho khi lớn lên, trẻ em sẽ thay đổi theo một số mốc phát triển nhất định. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm phát triển của trẻ trong 3 tháng đầu tiên nhé!
1. Đặc điểm thể chất
Ở giai đoạn này, đặc điểm chủ yếu của trẻ là hiện tượng thích nghi, chấm dứt kiểu sống lệ thuộc để sống độc lập; hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có biến đổi nhiều nhất: phổi bắt đầu hô hấp trao đổi khí còn hệ tim mạch chuyển tuần hoàn nhau thai thành tuần hoàn sơ sinh.
Các cơ quan khác như da, trung tâm điều nhiệt, hệ tiêu hóa cũng có biến đổi thích nghi. Trẻ đẻ càng non càng khó thích nghi.
Trẻ sơ sinh mất cân sinh lý 10% trong tuần đầu, rồi mỗi ngày lên cân lại 25 tới 30 gram. Sau 1 tháng đầu tiên, cân nặng của trẻ có trung bình từ 4,5kg đến 5kg và cao từ khoảng 26 cm đến 32 cm, đây là thước đo trung bình.
2. Tâm sinh lý
Khả năng nhận thức và phát triển tình cảm là tùy mỗi trẻ, tùy môi trường và tùy vào sự chăm sóc vỗ về âu yếm của mẹ.
Trẻ ngủ từ 20 – 24 giờ, thời gian đầu trẻ có các phản xạ nguyên phát, các động tác thì lộn xộn, không kiểm soát được trừ động tác bú, quay đầu nhìn theo.
Thời gian này, trẻ sống dựa vào mẹ, thần kinh có thể chưa hoàn thiện. Nhưng về sau, số lần ngủ và thời lượng ngủ bớt đi, trẻ chơi nhiều hơn. Trẻ dần dần phân biệt được sáng tối. Tính tò mò phát triển dần, thời kỳ tìm hiểu thế giới bên ngoài bắt đầu. 3 tháng tuổi (thậm chí sớm hơn), nhiều bé đã biết mẹ rất đặc biệt.
Trẻ bắt đầu nắm bắt được các sự kiện nhất định, như thời gian cho ăn chẳng hạn. Trẻ có thể trả lời lại giọng nói của bạn với âm thanh giống như nguyên âm (thật sự là thế, con mình đã ku ku, ca ca, eo eo … ở giai đoạn này).
Trẻ ngày càng lanh lẹ, thích giao tiếp, và thích thú với hai bàn tay và ngón tay của mình.
3. Đặc điểm về bệnh lý
Các bệnh xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn này thường là các bệnh bẩm sinh, bệnh do di truyền, các bệnh nhiễm trùng sơ sinh.
Đặc biệt ở giai đoạn này trẻ cần được bú mẹ, nhất là sữa non để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng.
4. Tiêm chủng cho trẻ
Ở giai đoạn này trẻ cần được tiêm chủng đúng và đầy đủ các loại vacxin để phòng tránh bệnh, cụ thể là:
– Sơ sinh: vacxin BCG phòng bệnh lao và vacxin viêm gan B
– 2 tháng tuổi: vacxin quinvaxem mũi 1 phòng bệnh viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ do Hib, bạch hầu, uốn ván, ho gà và vacxin OPV uống lần 1 phòng bệnh bại liệt.
– 3 tháng tuổi: vacxin quinvaxem mũi 2 và vacxin OPV uống lần 2.