Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Trẻ 6 đến 9 tháng tuổi: Trẻ phát triển mạnh thể chất và nhận thức

Đây là giai đoạn quan trọng, là giai đoạn có sự khác biệt giữa trẻ được vài tháng và trẻ 1 tuổi. Bé trở nên nhanh nhẹn hơn và cần nhiều không gian hơn để di chuyển, chơi đùa và khám phá.

Trẻ 6 đến 9 tháng tuổi: Trẻ phát triển mạnh thể chất và nhận thức 1

1. Đặc điểm về thể chất

Ở giai đoạn này, thể trọng của trẻ tăng khá nhanh, bé trai nặng khoảng hơn 9kg, bé gái hơn 8kg khi được 9 tháng tuổi. Chiều cao của trẻ tăng 1,5 – 2cm một tháng. Bé trai cao khoảng hơn 75cm, nữ cao khoảng 70cm.

Từ 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu mọc răng, đến 9 tháng tuổi có một số trẻ mọc từ 2- 4 cái, răng hàm dưới mọc trước và hàm trên mọc sau.

Giai đoạn này các vận động phát triển mạnh và hoạt động khá nhịp nhàng. Lực của cánh tay và chân mạnh hơn. Tháng thứ 6 trẻ biết lật, tháng thứ 7 biết ngửa bằng 2 chân và bò. Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn , trẻ có thể cầm đồ vật lâu trên tay. Trẻ còn có thể tự nằm, ngồi dậy, biết vẫy tay, biết dùng tay với lấy đồ chơi mà mình thích, nhưng thường cho vào miệng.

2. Đặc điểm về tâm sinh lý

Thời gian ngủ của trẻ giảm dần còn 14 -16 giờ một ngày. Ban đêm trẻ có thể chỉ ngủ 8 giờ.

Bắt đầu từ giai đoạn này, trẻ có sự hình thành tính cách, năng lực và tình cảm phức tạp. Lúc này trẻ đã hình thành một chút cá tính. Trẻ có thể đọc được tình cảm của người khác. Lúc này biểu hiện điệu bộ và âm điệu của mẹ được trẻ nhận biết, trẻ sẽ làm quen với sự trao đổi thông tin từ mẹ. Trẻ cũng bắt đầu biết lo lắng và sợ hãi khi mẹ rời xa trẻ dù chỉ là trong tích tắc thôi.

Đây cũng là giai đoạn trẻ nói bập bẹ và sử dụng từ ngữ. Trẻ 9 tháng đã có thể nói một số từ đơn giản, có trẻ biết nói sớm đã có thể nói một số song âm tiết “ma – ma”, “ba- ba”.

3. Đặc điểm về bệnh lý

Sau 6 tháng tuổi, miễn dịch của mẹ đã cạn, khả năng miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ, trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài do đó trẻ có khả năng nhiễm bệnh nhiễm. Tăng cao nhất là nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa như viêm phổi, tiêu chảy…

Trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng và còi xương nếu trẻ không được nuôi và cho ăn đúng cách. Ngoài ra trẻ cũng có thể dễ bị sốt cao co giật, các phản ứng màng não gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Tiêm chủng cho trẻ

Khi trẻ đã được tiêm chủng đầy ở các tháng trước đó thì khi đến 9 tháng tuổi, trẻ cần phải được đảm bảo đã tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin và số mũi theo yêu cầu của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Cụ thể trẻ sẽ cần được tiêm chủng:

– 9 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vacxin phòng bệnh sởi.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được tiêm chủng thêm vacxin phòng bệnh quai bị, rubella và thủy đậu.

aiduyen - 01/07/2013
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Chăm sóc bé , Sự phát triển của trẻ

Bài viết liên quan

  • Trẻ 9 tháng đến 1 tuổi: Trẻ bắt đầu hoàn thiện về vóc dáng và tâm sinh lý
  • Sự phát triển của trẻ thời kì răng sữa
  • Để cải thiện cân nặng cho bé
  • Phải làm sao khi con tôi chậm nói?
  • Những món đồ chuyên dụng cho bé tập đi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình