Ra là cô vào nhà tắm, em gái dùng trước đó để sàn nhà tắm đầy bọt xà phòng, trơn quá chẳng may ngã. Thật ra chẳng có cú ngã nào cả, tất cả chỉ do Thoa bịa đặt ra.
Ngày Tùng đưa Thoa về ra mắt, cả nhà anh, ai cũng khuyên Tùng nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lấy Thoa.
Bố mẹ Tùng đều là cán bộ nhà nước, sống mẫu mực, hiền lành. Bản thân Tùng là giáo viên cấp 2, cũng là người nhã nhặn, tốt bụng. Nhưng Hoa lại là dân buôn bán, kinh doanh shop thời trang, sắc sảo và biết tính toán hơn thế, mồm mép lại chua ngoa. Chính vì thế bố mẹ anh sợ hai người sống với nhau không hợp. Nhưng Tùng không nghe, quyết tâm lấy Thoa bằng được.
Cưới xong, Thoa đòi Tùng ra ở cùng mình trên cửa hàng, bố mẹ và em gái Tùng vẫn ở căn nhà trong ngõ nhỏ. Được một thời gian, Thoa lại mè nheo, giục giã rồi khích bác chồng: “Nhà cửa có, con trai duy nhất ai lại phải ở nhà thuê!”.
Thế là Tùng về thuyết phục bố mẹ bán ngôi nhà trong ngõ, vay mượn thêm mua một căn ngoài mặt phố. Cả nhà sẽ chuyển đến ở chung, cũng tiện có mặt tiền cho Thoa kinh doanh luôn.
Lấy được cái nhà đứng tên 2 vợ chồng, yên tâm tài sản nhà chồng không bị tuột khỏi tay, Thoa bắt đầu chiến dịch chia cắt nhà chồng.
Mỗi lúc có hai vợ chồng với nhau, Thoa nước mắt ngắn dài, thủ thỉ với chồng rằng những lúc anh đi làm, cô ở nhà bị bố mẹ, em gái hạnh họe thế nào, coi thường cô chỉ là dân chợ búa ra sao. Nhất là từ khi có bầu, chị Thoa càng được thể làm già. Không ngày nào Thoa không khóc lóc, than thở với chồng.
Khổ một nỗi, trước nay Tùng luôn nghe lời vợ. Vợ nói 10 anh tin 10, chưa hề nghi ngờ chút nào. Thấy vợ “mách” bị bố mẹ bắt nạt, anh liền quay ra trách móc bố mẹ, em gái. Họ có giải thích, nói lí lẽ thế nào Tùng cũng không nghe.
Mà cũng đúng thôi, Thoa diễn vô cùng khéo. Có mặt cả nhà, cô lúc nào cũng ngọt nhạt, chăm sóc “giặc bên Ngô” hết mực. Sau lưng, Thoa vừa kể xấu bố mẹ chồng nhưng luôn nhận lỗi về mình, trách anh nặng lời với bố mẹ. Thế bảo sao Tùng không tin vợ.
Bố mẹ Tùng thất vọng về con trai, anh thì nghi kị bố mẹ và ra sức bảo vệ vợ. Không khí trong nhà nặng nề như “đưa đám”, tình cảm gia đình rạn nứt.
Một hôm, Tùng đi làm về thấy vợ khóc lóc thảm thiết, ôm bụng bầu nhăn nhó trên giường. Tùng sợ quá, lao vào hỏi han thì Thoa nấc nghẹn kể lại sự tình.
Ra là cô vào nhà tắm, em gái dùng trước đó để sàn nhà tắm đầy bọt xà phòng, trơn quá chẳng may ngã. Thật ra chẳng có cú ngã nào cả, tất cả chỉ do Thoa bịa đặt ra.
Tùng hầm hầm gọi em gái vào hỏi tội: “Mày làm ăn cái kiểu mèo mửa thế à? Có biết chị dâu đang mang bầu không hả? Đến không ở chung được nữa thôi!”.
Tối đó, anh triệu tập cuộc họp gia đình, trắng trợn đề nghị thuê một chỗ khác cho bố mẹ và em gái ở. “Cứ thế này thì đến cháu ông bà cũng không yên ổn mà ra đời mất!” – Tùng hùng hổ nói.
Bố mẹ anh chết sững với đứa con trai mình nuôi ăn nuôi học, lớn bằng ngần này lại đối xử với chính gia đình như vậy. Chán nản, ông bà dọn ra ở riêng, để nhà lại cho Tùng và Thoa ở.
Thế là con dâu tai quái Thoa nghiễm nhiên chiếm được nhà, lại rảnh nợ với bố mẹ chồng. Nhưng cũng từ đó, nhà Tùng đã tan nát, bố mẹ và em gái Tùng gần như coi Tùng là người dưng.
Chị Quỳnh làm dâu nhà anh Sơn 6 năm nay. Mang tiếng sống với mẹ chồng nhưng gần như chị Quỳnh chưa ngày nào phải làm dâu cả.
Anh Sơn chỉ có mẹ già và em gái đang học đại học xa nhà, vì thế cuộc sống chung của chị với nhà chồng hết sức “nhẹ nhàng” so với các chị em đang phải làm dâu khác.
Thêm vào đó, mẹ anh Sơn lại là người hiền lành, chịu khó, hết mực thương con. Bạn bè chị ai cũng khen chị may mắn. Nhưng hình như chị có phúc mà không biết hưởng.
Hai vợ chồng đi làm cả ngày, mọi việc trong nhà đều do một tay mẹ chồng chị lo liệu. Chị đi làm về, tắm rửa xong là có cơm nước bưng tận miệng. Hôm nào thích thì rửa bát, không thì chị lại ngâm đấy để mẹ chồng rửa. Chồng nhắc nhở nhiều lần, chị Quỳnh cũng mặc.
Ra ngoài, chị còn luôn miệng chê mẹ chồng và em chồng nhà quê, cổ hủ. Chị bĩu môi khinh thường bà ít học, có viết mấy chữ vào phong bì mừng đám cưới cũng không nên hồn.
Khi chị có bầu và sinh cháu thì “ưu đãi” chỉ có hơn chứ không kém. Nhiều khi, chị còn ngang nhiên quát nạt, sai bảo mẹ chồng trước mặt chồng. Bà vì con vì cháu, thương con dâu bầu bí cũng nhịn cho yên cửa yên nhà.
Sinh con, chị làm mẹ nhưng ngoài việc cho con bú thì tất cả chị phó thác hết cho mẹ chồng. Chưa đầy năm chị đã cai sữa bé để giữ dáng. Bé khóc, bé ốm đau cũng đều một tay mẹ chồng và chồng chăm sóc.
Anh Sơn nhiều lần góp ý với vợ, từ nhẹ nhàng đến nặng lời nhưng chị Quỳnh đâu vẫn đóng đấy. Chị coi lời anh như gió thoảng ngang tai.
Đến khi mẹ chồng chị ốm nặng nằm liệt giường, nhà chẳng còn ai chăm nom, chị cũng không buồn ngó ngàng tới. Chị liên tục kiếm cớ đi công tác. Hết cớ đi công tác thì ngang nhiên về ăn ở dầm dề ở nhà mẹ đẻ và mấy cô bạn độc thân, nhất quyết không chịu về nhà. Chị để mặc mẹ chồng ốm, con gái nhỏ và chồng phải tự chăm sóc lẫn nhau.
Khi mẹ chồng chị qua đời được tròn 50 ngày cũng là lúc anh Sơn đưa đơn ly hôn cho vợ. Hơn một năm sau, anh cưới cô gái làm may gần nhà. Tuy chẳng xinh đẹp và năng động được như vợ cũ, nhưng nghe nói suốt thời gian mẹ anh ốm, cô ấy luôn chạy qua chạy lại giúp đỡ anh.
Vợ mới của anh Sơn yêu thương và chăm sóc bố con anh chẳng nề hà gì. Con gái cũng quấn bố và quý mẹ kế, chẳng chịu về với mẹ đẻ. Vậy là chị Quỳnh – người con dâu tai quái chỉ còn một mình cô đơn thui thủi.
meotrang đã bình luận
đáng đời cho mấy bà con dâu tai quái sao mà giống chị dâu nhà tôi thế. Anh trai thì lúc nào cũng tin chị và về nói mẹ đủ điều. May mẹ tôi còn sáng suốt nên chị dâu tôi không thực hiện được ý. Và hậm hực chia rẽ tình cảm gia đình nhà tôi. Khi nào trên đời hết đàn ông như nhược thì khi đó mới hết cảnh này. Trước sau gì cũng nhận hậu thôi. Toan tính càng nhiều thì càng không có gì.