Mua bộ quần áo nào bà cũng không vừa lòng. Mười năm về làm dâu vẫn một kiểu tóc dài, đen, thẳng mượt theo ý thích của bà. Việc gì của vợ chồng Hà, bà cũng làm như hai vợ chồng Hà là những đứa trẻ lên ba không thể làm được nếu không có bà quan tâm.
“Con ơi, cái răng cái tóc là góc con người. Mẹ thấy chỉ mấy đứa không có giáo dục mới đầu xanh, đầu đỏ. Con để tóc đen là đẹp nhất. Chứ nhuộm thế này mẹ trông nó xơ xác chẳng khác gì đống rơm trên đầu”.
Nghe mẹ chồng nói mà Hà tức nghẹn cổ, không nuốt trôi miếng cơm vừa và vào miệng.
Đây cũng chẳng phải là lần đầu tiên bà Nga khiến cho Hà có cảm giác ấy. Trong khi các cô bạn cùng phòng Hà phàn nàn về việc mẹ chồng cứ như người dưng với con dâu thì Hà lại được mẹ chồng quan tâm một cách thái quá.
Hồi chưa cưới, một lần Hà cùng Hải – chồng Hà bây giờ và bà Nga sang nhà bác của Hải ăn Tết trung thu. Hà vừa đưa miếng bánh lên miệng thì bà đã nhanh nhảu:
– Ăn đồ ngọt dễ lên cân lắm con ạ! Con xem giảm cân thế nào chứ cứ ăn nhiều đồ ngọt vào mẹ sợ đến hôm cưới không mặc được váy thì khổ.
Nói rồi bà quay sang ông bác tiếp lời: “Cháu nó 56 cân rồi đấy bác. Bác thông cảm, nó phải ăn kiêng”.
Câu nói của mẹ chồng làm Hà ngượng chín mặt, chỉ muốn độn thổ ngay lập tức. May mà ông bác chồng nhanh ý:
– Cứ ăn đi cháu! Ăn một miếng cũng không tăng cân lên được đâu. Mà cô này hay thật, có bà mẹ chồng nào như thế không?
Đến đêm tân hôn, hai vợ chồng đã đóng cửa chuẩn bị đến giây phút quan trọng nhất, bà còn lật đật chạy sang gõ cửa gọi riêng Hà ra ngoài:
– Đấy, việc bận rộn quá nên mẹ quên khuấy mất. Hai đứa đã… làm gì chưa? Mẹ là mẹ cứ phải nói thẳng. Hôm nay mẹ thấy thằng Hải nó uống nhiều rượu trông phờ phạc lắm rồi. Con cũng thôi đừng đòi hỏi nó nữa mà nó mệt.
Có hôm vừa sắm được cái áo mới, Hà hí hửng mặc đi làm thì vừa lò dò xuống cầu thang, bà đã buông một câu: “Ấy chết! Họ may cái áo sao mà vải mỏng quá. Mỏng thế này thì phơi cả người ra chứ che được cái gì!”. Hôm sau không hiểu bà đi siêu thị với ai mà mang về cho Hà cái áo không thể cổ lỗ sỹ được hơn, kèm theo lời dặn dò: “Mặc thế này cho đứng đắn con ạ”.
Nhiều hôm con trai đi công tác, từ mấy ngày trước bà đã dặn đi dặn lại Hà phải chuẩn bị kỹ càng quần áo, kem đánh răng, khăn mặt, đồ ăn vặt cho chồng. Ấy vậy mà, đến tối, hai vợ chồng đang “gần gũi” trong phòng thì bà đập cửa ầm ầm. Chồng tá hỏa chui vào chăn, vợ thì vơ vội cái váy ngủ mặc vào ra mở cửa. Mẹ chồng đầu tóc bù xù đứng trước cửa, vẻ mặt lo lắng: “Mẹ mơ thấy thằng Hải đi quên đồ, không có quần áo thay. Con chuẩn bị kỹ chưa đấy?”
Kể chuyện này với mấy đứa bạn mà chúng nó cứ phì cười như nắc nẻ. Thật ra thì bà Nga cứ hay nói thế nhưng không tỏ ý ghét bỏ, ghen tỵ gì với Hà cả. Chỉ là bà quan tâm thái quá, mà ngày nào cũng như ngày nào nên Hà thấy mệt mỏi.
Mua bộ quần áo nào bà cũng không vừa lòng. Mười năm về làm dâu vẫn một kiểu tóc dài, đen, thẳng mượt theo ý thích của bà. Việc gì của vợ chồng Hà, bà cũng làm như hai vợ chồng Hà là những đứa trẻ lên ba không thể làm được nếu không có bà quan tâm.
Cứ như thế này mãi thì Hà bức bối không chịu được. Có lẽ cô phải bàn với chồng ra ở riêng.
luyến đã bình luận
uk có thể bà ấy chẳng có ý gì nhiều nhưng như vậy là quá lắm
lehuyen đã bình luận
song nhu vay thi cau chi khong chap moi la hi hi
ttd đã bình luận
Bà này 10 phần thì mẹ chồng tôi củng phải đến 7 phần, nhều lúc ức chế vì những lời dặn dò nhắc nhở thừa và không cần thiết, đi ngủ lúc nào, đi làm lúc nào bà cũng can thiệp….mà ko biết nên nói với ai, nói với chồng thì thà không nói còn hơn.