Đã phó thác hoàn toàn việc nội trợ, chăm sóc con cho mẹ chồng song chị lại có thái độ thiếu tôn trọng và luôn đòi hỏi thái quá. Dường như trong mắt chị, mẹ chỉ là ôsin trong nhà.
“Nhà có vài người, ngày hai bữa cơm thôi mà mẹ anh cứ loạn cào cào cả lên. Anh nói với bà từ mai ăn thì cứ ăn, nấu gì cứ nấu, đừng hơi một tí là gọi ầm lên. Tôi còn bao nhiêu việc”. Anh Hoàng sững người trước những lời nặng nề khó nghe của chị Loan, vợ anh hét lên trong điện thoại.
Từ ngày bà nội lên trông nhà, bế bé Cún cho anh chị yên tâm đi làm, không khí gia đình luôn ngột ngạt, căng thẳng. Chẳng phải anh thiên vị, cái gì cũng răm rắp nghe theo mẹ như quy kết từ phía chị mà sự thật là mọi rắc rối, mâu thuẫn đều do chị Loạn khơi mào.
Đã phó thác hoàn toàn việc nội trợ, chăm sóc con cho mẹ chồng song chị lại có thái độ thiếu tôn trọng và luôn đòi hỏi thái quá. Dường như trong mắt chị, mẹ chỉ là ôsin trong nhà.
Trong khi anh chị vẫn say giấc nồng thì ngày nào mẹ chồng cũng dậy từ sớm tất bật đảm đương mọi việc. Nào là đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đồ ăn cho bé Cún, nấu nướng cơm nước phục vụ bữa trưa cho hai con.
Ỷ lại vào mẹ chồng, chị ngày nào cũng shopping, cà phê gặp gỡ bạn bè, gội đầu, massage, làm đẹp… Đi làm về nhà, chị tắm rửa, ăn cơm, rồi thản nhiên ôm con xem tivi, mặc kệ mẹ chồng bê bát đi rửa, lau chùi toilet…
Thấy mẹ hiền lành, chịu khó, bản tính lại xuề xòa, càng ngày chị càng được thể lấn tới. Đã chẳng động tay vào việc gì chị lại thường xuyên chê mẹ chồng vụng về, không biết nấu nướng, sắp xếp đồ đạc thiếu khoa học. Ngày nghỉ cuối tuần chị vô tư nằm ngủ đến trưa, thậm chí thấy tiếng chuông điện thoại chị còn gọi mẹ chồng mang vào phòng ngủ cho mình nghe.
Cơm trưa canh nấu hơi mặn một chút, chị gọi điện hết cho chồng rồi gọi về nhà trách mẹ chồng “có mỗi một việc làm không nên thân”.
Có lúc, bà bận rộn, vơ vội đống quần áo đang vương vãi trên sàn nhà vào làm một mẻ ở máy giặt, lúc chị về thấy cái áo lót bạc triệu nhăn nhúm. Chị mắng mẹ chồng xối xả vì cái tội “lau ta lau tau, cầm đèn chạy trước xe hơi, làm hỏng của con cái áo”.
Bé Cún bị sốt quấy khóc, chị gọi giật mẹ sang bế cả đêm. Anh Hoàng thương mẹ, khuyên chị nên tự làm, mẹ đã cật lực với cháu cả ngày rồi. Chị quát lớn đến nỗi con bé giật mình, khóc thét:
– “Tôi cũng mệt, cũng đi làm, kiếm tiền chứ có phải tôi ngồi rỗi ở nhà đến nồi canh còn nấu dở đâu? Mẹ anh dù gì cũng là dân quê mùa, khổ từ bé rồi, bây giờ lên đây trông cháu là quá sướng rồi”.
Ngày nào cũng vậy, chị đi guốc lấm lem bụi đường lên phòng, mẹ lại lầm lũi theo sau con dâu cùng cây lau nhà. Mẹ thì già, nhà lại 5 tầng. Mẹ gầy rộc người trông thấy.
Con dâu bà Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau đám cưới xong có bầu luôn nên hầu như không phải mó tay vào việc gì. Vốn tính chịu khó, lại đã nghỉ hưu nên bà không nề hà việc gì, cố gắng để các con được nghỉ ngơi sau cả ngày đi làm vất vả.
Ngay cả cuối tuần, vợ chồng cậu con trai cũng thường vô tư ngủ tới gần trưa mới dậy. “Chúng nó ở nhà ăn cho đã tốt, có khi nấu sẵn rồi mà hai đứa còn rủ nhau đi ăn hàng hay về nhà ngoại nữa cơ”, bà ngậm ngùi kể.
Sau khi con dâu sinh và đi làm lại, mọi việc chăm sóc cậu cháu trai và thu vén nhà cửa lại nhờ vào tay bà. Nhiều người tới nhà chơi đều tròn mắt khi thấy nàng dâu ngồi xem tivi trông con ngủ bên cạnh, còn bà hết lau nhà tới rửa bát, nấu cháo cho cháu, rồi lại chạy đôn đáo theo lời sai vặt của con dâu.
Meo đã bình luận
Cac ong nhjn me Minh the ma chju dc, du om co tien coi me Minh o que La osin ah, toan con bat hieu
hongtham đã bình luận
loại đàn ong ma k dạy được vơ thì chết quách đi, sống làm gì cho chật đất.có vợ là quên hết người đã sinh và nuôi nấng mình từ tấm bé,con cái đúng toàn là lũ bất hiếu
TM đã bình luận
MẸ ƠI…!
Con biết trên đời này chưa có một người con nào thấu hiểu hết được lòng Mẹ. Chưa có ngòi bút nào tả hết được nỗi gian truân và cũng chưa có lời ca nào ngợi khen cho xứng lòng Mẹ. MẸ ơi! Con nghĩ đời người cần phải có thêm áp lực sống nữa, phụ thuộc trực tiếp vào một loài sống khác, hiện hữu trên hành tinh này, làm chủ hành tinh này thay loài người chúng ta, loài người khi đó sẽ sống khép nép như con gà con vịt, mất quyền tự chủ quyết định đời mình. Như ta vẫn thường làm với con gà, con vịt vậy… Chắc chỉ có thế con mới biết sợ, biết cần đến Mẹ và yêu thương Mẹ tận tâm con. Mẹ thời nào cũng vậy luôn sẵn sàng cho con. Trên đời này con thấy chưa có con vật nào hành hạ mẹ của nó như con người cả… Nhưng Mẹ nói! Không thể vậy được đâu! Ông Trời đã đặt loài người chúng ta thống trị muôn loài rồi. Mẹ vẫn phải khổ mà thôi… Mẹ đã nói với con rằng Mẹ đã chuẩn bị tâm lý, đời người ai cũng vậy… Mẹ lại chẳng ngại ngần khi nói hết cho con. Đời Mẹ là như thế… 20 năm đầu Mẹ đã được làm người. 30 năm sau Mẹ phải làm trâu và sau cùng của đời Mẹ phải làm chó! Mẹ nói gì con không hiểu. Mẹ phân tích cho con… 20 năm đầu kể từ khi lọt lòng đến năm 20 tuổi, Mẹ được ông bà chăm bẵm, dành cho Mẹ những hoa thơm của lạ nhất rồi và Mẹ cũng được hưởng tuổi thanh xuân đầy thơ mộng. Không lo toan không vướng bận bụi trần. Đó là thời gian Mẹ được làm người. Sau 20 năm đó Mẹ được làm Mẹ của con, đồng nghĩa Mẹ phải đi làm “cày” để có cái nuôi con. Suốt một chặng đường dài khi con khôn lớn… Giờ đây Mẹ đã không còn sức để lo cho con nữa, con cũng đã làm chủ được đời. Mẹ mừng vui vui lắm. Bây… Giờ… Mẹ… Lại… “TRÔNG” nhà cho con… Mẹ chỉ xin con có một điều con con là cháu Mẹ, chẳng may ngã vì mẹ không đủ sức đỡ cháu, đừng trách Mẹ nghe con, vì Mẹ đau lòng lắm cháu Mẹ cũng như con… Thôi con không dám nói chuyện với Mẹ nữa, mắt Mẹ và con đã lệ nhòa… Mẹ còn cho con biết Mẹ sẽ mãi chờ con… MẸ………………………………………………………………………………
TM!