Đều là phụ nữ, chịu chung cảnh đi làm dâu, sống chung trong một mái nhà mà không hiểu sao nhiều cô em dâu luôn chịu cảnh ấm ức với chị dâu.
Nhiên (nhân viên IT ở Cầu Giấy, Hà Nội) kể, vợ chồng cô và anh chị chồng chung nhà nhưng được mẹ chồng cho ăn riêng. Chẳng va chạm gì nhưng càng ngày, Nhiên càng thấy chị dâu không ưa mình. Lúc có bầu, Nhiên vui mừng thông báo thì bị chị dâu “buông” một câu: “Thế à? Cũng có bầu được cơ à? Tưởng ‘tịt’ chứ?” khiến Nhiên ấm ức. Nhiên cố nhẫn nhịn vì muốn giữ hòa khí trong nhà, với cả, mới về làm dâu đã cãi cọ với chị dâu thì không được hay lắm.
Lúc sinh con, Nhiên còn hay bị chị dâu “tỉa đểu” hơn. Có lần, Nhiên ủ ấm cho con quá khiến bé nhà Nhiên (hơn 1 tháng tuổi) bị toát mồ hôi đầu. Vài ngày sau, bé bị ho, nghẹt mũi nên bác dâu trách: “Để nó toát mồ hôi rồi nó nhiễm lạnh, làm gì chả ho. Có ăn học mà không biết cách nuôi con à? Học cho lắm vào rồi để con nó ốm”. Lần khác, sữa nhiều, Nhiên vắt sữa cất tủ lạnh để con dùng dần. Vậy mà bác dâu lại kể với mọi người là: “Nó nuôi con mà lại cho uống sữa thiu, sữa thối. Không hiểu sao mà cũng tốt nghiệp được Đại học và có việc làm. Chắc phải ‘lót’ tiền nhiều lắm” khiến
Cũng cảnh ấm ức vì chị dâu hay “bắn đểu” là Trang (Đà Nẵng). Về làm dâu, Trang cố gắng chu toàn việc nhà, cơm nước, nội trợ nhưng vẫn bị chị dâu khó chịu ra mặt. “Vợ chồng mình định vài năm nữa kinh tế ổn sẽ mua nhà ở riêng, chứ không sống chung thế này được. Vậy mà bà chị dâu cứ làm như mình về đây là để cướp nhà của ông bà ấy không bằng? Nhà cũng là của bố mẹ chồng, chứ có phải nhà của bà ấy đâu” – Trang bức xúc.
Trang làm hành chính nên có thời gian ở nhà nhiều hơn. Còn anh chị chồng làm ở ngoài nên bận bịu suốt, con nhỏ cũng nhờ ông bà trông. Về làm dâu, Trang thường xuyên phải trông cháu “không công”, thế mà vẫn bị mặt nặng mày nhẹ. Hôm trước, cháu bị sổ mũi nhiều, Trang lau mũi thì cháu khóc lóc, không cho lau. Khi chị dâu về, thấy con mặt mũi lem nhem còn quát trống không: “Trông cháu kiểu gì thế? Trông mà để mũi dãi cháu thế này à?”…. rồi hậm hực, giận dỗi, bỏ cả cơm tối để đưa con đi khám.
“Bà ấy cậy làm ra tiền nên mặt mũi lúc nào cũng ‘vênh vênh’, coi mình như osin ấy. Lúc nào cũng chê mình quần áo lạc hậu, trông như bà già thì làm sao giữ được chồng…” – Trang kể.
Vừa rồi được tăng lương, Trang vui vẻ mua quà biếu cả nhà thì bà chị chồng ngấm nguýt: “Người ta có cả tỷ thì chả ai biết. Mình có vài đồng thì làm loạn cả nhà” khiến Trang cực kỳ khó chịu.
Còn Chi (27 tuổi, giáo viên) cũng từng tức anh ách vì chị dâu, chia sẻ: “Ban đầu, mình cũng cố nhịn nhưng càng ngày bà chị dâu mình càng ‘được đà’ khiến mình không ‘bật’ lại không được”. Theo Chi, nếu “cây muốn lặng” mà “gió không đừng” thì “cây” cũng phải chứng tỏ để “gió” biết. Chi cho biết, tất nhiên, nếu chị dâu nói đúng cái gì thì phải tiếp thu, bản thân mình là em dâu thì cũng đừng nhạy cảm quá (nhiều người thẳng tính, nói hơi khó nghe nhưng lại thật lòng, tốt bụng). Nếu cái gì bỏ qua được thì nên bỏ qua cho nhẹ nhõm vì chẳng có ai hoàn hảo theo ý mình được. Cái gì “gai mắt, chướng tai” quá thì nên nói lại, thẳng thắn, nhẹ nhàng mà ôn tồn. Nếu nói có lý, nói phải thì chắc chắn bên kia sẽ phải nghe mà mình cũng được gia đình chồng ủng hộ.
luyến đã bình luận
mình thì rất sợ như thế