Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

5 gợi ý cho mẹ khuyến khích bé làm việc nhà

Đừng bao giờ cha mẹ ép buộc bé làm việc nhà, điều đó chỉ khiến bé mếu máo hay lê đôi chân nặng nhọc đi “thực thi” nhiệm vụ. Tốt nhất cha mẹ nên truyền cảm hứng để bé luôn vui vẻ khi tham gia những công việc phù hợp.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, dưới đây là những cách “kích hoạt” hứng thú cho bé khi làm việc nhà:

1. Tìm niềm vui trong công việc

Cho bé đóng vai robot hoặc siêu nhân khi dọn đồ chơi. Cha mẹ có thể tìm những bài hát vui nhộn khi bé làm việc.

2. Tìm các thách thức khó hơn

Về lâu dài, một cách khen thưởng sẽ giảm dần tác dụng. Thay vào đó, cung cấp cho bé một công việc thách thức, thậm chí khó khăn hơn; sau đó, tặng bé những phần thưởng mới, xứng đáng. Chẳng hạn, nếu bé muốn cọ cốc nhựa, nên thách thức để bé cọ làm sao cho nhanh và sạch hơn. Hoặc thay vì để bé nhổ cỏ dại trong vườn, có thể cho bé một cái cào (hay xẻng) nhỏ để bé làm việc khó khăn hơn như xới đất hay trồng hoa.

2. Tìm các thách thức khó hơn 1
Một khi có cảm giác được độc lập thì bé sẽ có động lực để giúp mẹ nhiều hơn nữa.

3. Linh hoạt các thói quen

Để bé được tự lên kế hoạch mua thực phẩm và giúp mẹ chuẩn bị nấu nướng một lẫn mỗi tuần, có thể là dịp cuối tuần. Điều này không chỉ khiến bé thoải mái mà còn kích thích bé tư duy, biến việc nấu ăn giúp mẹ trở nên vui vẻ, thay vì buồn tẻ.

Ngoài ra, có thể để bé dọn phòng của anh (chị em) bé thay vì luôn phải tự dọn phòng mình như một sự thay đổi.

4. Khuyến khích và ngợi khen

Mặc dù bé có thể từ chối hoặc thỉnh thoảng bê trễ việc nhà nhưng bé vẫn khao khát cảm giác được cha mẹ coi trọng. Vì thế, nên khích lệ và khen bé thường xuyên; chẳng hạn: “Cảm ơn con đã giúp mẹ hút bụi”. Khen ngợi khi bé giúp mẹ chăm sóc mèo con trong nhà hay gấp giúp mẹ một “núi quần áo”.

5. Nhẹ nhàng mà tâm lý

Áp đặt không phải cách để bé chịu làm việc nhà. Thay vì đưa mệnh lệnh bắt bé làm thì cha mẹ nên nhẹ nhàng, ví dụ: “Mẹ rất vui nếu con giúp mẹ…”. Đồng thời, khiến bé tự tin với những thành quả của bé, chẳng hạn: “Con tự gấp chăn à, trông đẹp quá”. Một khi có cảm giác được độc lập thì bé sẽ có động lực để giúp mẹ nhiều hơn nữa.

xuanlai - 29/02/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Làm cha mẹ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dạy con cũng cần phải có “chiến thuật”
  • Những giá trị đạo đức cơ bản cần dạy con từ thủa thơ bé
  • Để bé yêu của bạn luôn hành động có ý thức và tự lập trong cuộc sống
  • 2 bài văn đạt điểm 10 và những cảm xúc về mẹ (Phần1)
  • Dạy con đừng ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn