Ợ hơi đau thượng vị là một trong những biểu hiện của các các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng… Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa các triệu chứng này ra sao sẽ được chúng tôi bật mí qua bài viết sau.
Mục lục
Ợ hơi đau thượng vị là dấu hiệu bệnh gì?
Ợ hơi đau thượng vị thường đến từ nguyên nhân phổ biến là do thói quen ăn uống như:
- Bạn có thể nuốt không khí khi ăn hoặc uống quá nhanh hoặc uống đồ uống có ga. Thở nhanh hoặc thở gấp do cười hoặc lo lắng cũng có thể khiến bạn nuốt không khí dẫn đến ợ hơi.
- Một số thực phẩm và đồ uống cũng có thể gây đau bụng và ợ hơi, bao gồm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường hoặc chất xơ. Khó tiêu hoặc ợ chua cũng có thể dẫn đến đau thượng vị ợ hơi tạm thời.
- Thức ăn cay nóng và chứa nhiều chất béo: Các loại thức ăn này kích thích tiết acid dạ dày, gây kích ứng và đau thượng vị.
- Uống rượu bia và hút thuốc lá: Cả hai đều có thể làm tăng acid dạ dày và gây kích ứng.
- Ăn quá nhiều: Bữa ăn lớn làm tăng áp lực lên dạ dày và có thể gây đau.
Bên cạnh đó, tình trạng ợ hơi đau thượng vị cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý về dạ dày – ruột như:
Đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do vết viêm hoặc ổ loét gây ra những cơn đau vùng thượng vị với tần suất và mức độ ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, tình trạng còn gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến cho thức ăn ứ đọng lâu hơn trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng lên men, sinh hơi và xuất hiện triệu chứng ợ hơi.
Tìm hiểu thêm: Thống kê tỷ lệ đau dạ dày ở Việt Nam mới nhất!
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị dạ dày (pepsin, dịch mật,…) trong dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản, họng, hầu. Ợ hơi, đau thượng vị là 2 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra người bệnh còn có thể có biểu hiện ợ hơi nóng bụng, rát cổ họng, ợ chua, ợ nóng… rất khó chịu.
Đọc tiếp: Chi tiết các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Loét dạ dày, tá tràng
Loét dạ dày xuất hiện khi có sự kết hợp của acid dạ dày dư thừa, thuốc và vi khuẩn hay các “độc tố” gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng gây ra tình trạng đau vùng thượng vị, đôi khi cơn đau tức còn lan ra sau lưng. Hơn thế nữa, việc dư thừa acid trong dạ dày còn gây ra triệu chứng ợ hơi.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Đây một tình trạng rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến cách ruột hoạt động của ruột và thường gây ra cảm giác khó chịu ở bụng. Các triệu chứng thường gặp như ợ hơi, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm như thế nào?
Bệnh lý ngoài dạ dày
Sỏi mật: đau thượng vị kèm theo ợ hơi đôi khi có thể liên quan đến bệnh sỏi mật. Sỏi mật có thể gây ra các triệu chứng như đau vùng thượng vị, khó tiêu, đầy chướng và ợ hơi, đặc biệt là sau khi ăn các bữa ăn có nhiều chất béo. Các cơn đau do sỏi mật thường khởi phát đột ngột và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Thoát vị gián đoạn: Thoát vị gián đoạn xảy ra khi một phần của dạ dày trượt lên qua cơ hoành vào ngực, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, đau ngực, và ợ hơi, đặc biệt sau khi ăn. Các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi nằm xuống hoặc cúi người.
Viêm tụy cấp: Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nghiêm trọng của tụy, thường gây ra đau dữ dội ở vùng thượng vị, có thể lan ra lưng và thường kèm theo nôn mửa và chướng bụng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp do viêm tụy cấp có thể tiến triển nhanh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng
Nhiễm khuẩn đường ruột: Nhiễm khuẩn đường ruột thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, và ợ hơi, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm gây nên. Các tác nhân này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột, gây viêm và kích thích sản xuất khí, dẫn đến ợ hơi và đau thượng vị.
Cùng xem tiếp các triệu chứng đi kèm ợ hơi đau thượng vị trong từng trường hợp để rõ hơn ở mục tiếp theo.
Triệu chứng đi kèm ợ hơi đau thượng vị
Với từng trường hợp ợ hơi đau thượng vị sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác nữa.
Ợ hơi đau thượng vị thường đi kèm với một số triệu chứng khác, bao gồm:
- Ợ chua: Cảm giác acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Buồn nôn và nôn: Cảm giác muốn nôn mửa hoặc thực sự nôn mửa.
- Cảm giác đầy bụng: Bụng cảm thấy căng tròn và không thoải mái.
- Chướng bụng: Cảm giác bụng phình to do khí tích tụ.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Rối loạn tiêu hóa, thay đổi trong tần suất và tính chất của phân.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng này giúp người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện tình trạng, đồng thời tránh được các biến chứng có thể xảy ra nếu không được xử lý kịp thời.
Trong một số trường hợp liên quan đến bệnh lý, thì bệnh nhân không chỉ bị ợ hơi, đau thượng vị mà còn có những triệu chứng điển hình khác của bệnh. Cần dựa vào những triệu chứng cũng như tiền sử bệnh án kết hợp với thăm khám khác để nhận biết bệnh và điều trị phù hợp.
Triệu chứng đi kèm ợ hơi đau thượng vị trong một số trường hợp có bệnh lý như sau:
- Trào ngược dạ dày: ợ hơi tiết nhiều nước bọt, ợ hơi viêm họng, nóng rát cổ họng.
- Loét dạ dày- tá tràng: Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị, thường xảy ra ngay sau khi ăn trong loét dạ dày và 2-3 giờ sau bữa ăn. Trong trường hợp chảy máu tiêu hóa, biểu hiện là nôn máu, phân đen, hoặc phân có máu.
- Hội chứng ruột kích thích: trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân.
- Sỏi mật: với bệnh này đau bụng thiên về vùng hạ sườn phải, có thể lan ra lưng và đau lên ngực, vàng da. Trường hợp nặng có thể bị sốt ớn lạnh
- Thoát vị gián đoạn: Đau ngực, đặc biệt là ở vùng giữa hoặc bên trái, có thể lan ra vai, cổ, hoặc lưng. Khó thở, thở ngắn, hoặc thở khò khè, do dạ dày chiếm chỗ của phổi.
- Viêm tụy cấp: Buồn nôn, nôn, đầy hơi, cảm giác đầy bụng. Sốt, ớn lạnh, do viêm nhiễm ở tuyến tụy hoặc đường mật.
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Tiêu chảy phân lỏng như nước, có thể có máu, nhầy hoặc chất nhờn, đau quặn bụng, đau co thắt, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Trường hợp nặng có thể kèm sốt, ớn lạnh, do viêm nhiễm ở đường ruột hoặc các cơ quan lân cận.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này đặc biệt là đã có tiền sử bệnh lý liên quan. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ợ hơi đau thượng vị khi nào cần thăm khám?
Đau bụng tạm thời và đầy hơi kèm theo ợ hơi hiếm khi là nguyên nhân đáng lo ngại. Nhưng nếu ợ hơi không kiểm soát được, không làm dịu cơn chướng bụng hoặc kèm theo đau bụng dữ dội, hãy tìm sự trợ giúp y tế.
Đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ nếu đau bụng và ợ hơi thường xuyên hoặc kèm theo:
- Nôn, đặc biệt là nôn ra máu
- Đau bụng kéo dài hơn 24 giờ
- Đau đầu
- Sốt trên 38˚C
- Cảm giác đau hoặc rát ở cổ họng hoặc miệng
- Đau ngực
Cùng xem tiếp các cách cải thiện tình trạng ợ hơi đau thượng vị ở mục tiếp sau.
Cải thiện ợ hơi đau thượng vị
Nếu tình trạng ợ hơi đau thượng vị không kèm các triệu chứng khó chịu như mục trên, mức độ vừa và nhẹ bạn có thể tìm các cách giúp cải thiện tình trạng này. Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Bệnh trào ngược dạ dày axit bắt nguồn chủ yếu từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó, cải thiện chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ bạn điều trị chứng bệnh này hiệu quả. Các thực phẩm nên ăn và nên kiêng như sau:
Thực phẩm nên ăn
Các loại thực phẩm giảm acid sau đây sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng ợ hơi nóng rát thượng vị của người bệnh:
- Bánh mì: Được ví như là người bạn tốt của dạ dày. Do tính thấm hút “acid” giúp làm giảm lượng acid dư thừa có trong dạ dày. Từ đó, hạn chế những thương tổn do acid dịch vị gây ra cho dạ dày, đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi ợ chua, ợ nóng…
- Bột yến mạch: Là loại thực phẩm rất tốt trong việc “thu hồi” lượng acid dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương cho dạ dày.
- Dưa hấu, dưa gang: là loại thực phẩm có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, giúp hạn chế khả năng trào ngược dạ dày.
- Sữa chua: Sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cân bằng các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dạ dày, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh chóng, hạn chế lên men, tạo khí trong dạ dày.
Thực phẩm trên kiêng
- Các thực chiên rán nhiều chất béo: Thức ăn chiên rán hay thực phẩm nhiều chất béo thường lâu tiêu nên thời gian ứ đọng trong dạ dày sẽ lâu hơn, dễ dẫn đến tình trạng ợ hơi, khó chịu đầy bụng. Đối với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản khi ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành như sữa sẽ khiến cho axit dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn.
- Đồ ăn cay nóng: Ăn nhiều đồ cay nóng dễ dẫn đến tình trạng ợ hơi, đầy bụng. Nguyên nhân là do vị cay gây kích thích niêm mạc dạ dày có thể gây nên trạng trào ngược thực quản dạ dày. Do đó, người bị ợ hơi đau thượng vị nên hạn ăn các loại thực này để tránh tình trạng chuyển biến xấu hơn.
- Thực phẩm giàu axit: Các thực phẩm giàu axit như cam, chanh, xoài, cóc… sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và gây kích thích các dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc dạ dày khiến cho tình trạng ợ hơi nóng rát thượng vị trở lên nặng hơn.
- Đồ uống kích thích: Các đồ uống kích thích như cà phê, nước chè, rượu, bia, nước có gas… kích thích dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Đồng thời làm các triệu chứng ợ hơi, đau dạ dày trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh.
Thay đổi lối sống
Bạn có thể cải thiện cũng như ngăn ngừa ợ hơi đau thượng vị bằng cách:
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp dạ dày hoạt động ổn định mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, không nói chuyện trong khi ăn. Tránh trường hợp ăn quá nhanh khiến lượng khí đưa vào dạ dày lớn sẽ gây áp lực cho dạ dày.
- Ngủ đủ giấc để có một sức khỏe tốt. Đặc biệt, bạn không nên làm việc quá khuya vi điều này sẽ khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh để cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi, stress quá mức.
- Tránh việc ăn quá no, để hạn chế áp lực cho trương lực của cơ vòng thực quản dưới, hạn chế gây chứng trào ngược.
Khắc phục bằng mẹo dân gian
Bạn có thể cải thiện chứng ợ hơi đau thượng vị bằng một số mẹo dân gian với các thảo dược như sau:
- Nghệ: Nghệ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể dùng nghệ tươi hoặc nghệ bột, pha với nước ấm hoặc sữa, uống mỗi ngày 2-3 lần. (Xem chi tiết: Ưu – nhược điểm khi chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ)
- Gừng: Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm ợ hơi, và làm dịu dạ dày. Bạn có thể dùng gừng tươi hoặc gừng khô, nấu với nước ấm hoặc trà, uống mỗi ngày 2-3 lần.
- Bắp cải: Bắp cải cũng có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày, giảm đau, và ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn có thể ép nước từ bắp cải tươi, uống mỗi ngày 2-3 lần, trước hoặc sau bữa ăn.
- Tỏi: Tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm của tỏi giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng tỏi tươi hoặc tỏi đen, ăn mỗi ngày 2-3 tép, trước hoặc sau bữa ăn.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Khi bạn đã thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng các triệu chứng ợ hơi nóng rát thượng vị vẫn xuất hiện thì bạn nên đến gặp bác sỹ ngay để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bạn cần phải tuân thủ đúng lộ trình điều trị. Để tránh bệnh tái phát lại hay những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên uống thuốc đúng liều, đủ thời gian và tuân thủ đúng lộ trình mà bác sĩ đã đưa ra.
Tóm lại: Ợ hơi đau thượng vị là một triệu chứng khó chịu, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như ăn uống không đúng cách, căng thẳng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, hoặc các bệnh lý khác. Để xác định chính xác bệnh gì, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán. Bạn cũng nên cải thiện chế độ ăn uống, tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ cay nóng, đồ uống có ga, có cồn. Bạn cũng nên tập thể dục, giảm căng thẳng, và uống đủ nước để phòng ngừa ợ hơi đau thượng vị.
Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-burping