Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường được khuyến khích bổ sung sắt để đảm bảo sức khỏe của chính mình và hỗ trợ thai nhi phát triển. Tuy nhiên, thay vì sử dụng sắt đúng liều lượng khuyến nghị, một số người lại tin rằng uống nhiều sắt sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu thiếu sắt hiệu quả hơn. Vậy mẹ bầu có nên uống nhiều sắt? Hãy cùng Hạnh phúc gia đình tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Vai trò của sắt với mẹ bầu
Khi mang thai, thể tích máu của mẹ bầu có thể tăng khoảng 50% so với bình thường để nuôi dưỡng thai nhi, điều này đồng nghĩa với mẹ cần lượng sắt nhiều hơn.
Dưới đây là một số vai trò quan trọng của sắt với phụ nữ mang thai:
- Vận chuyển oxy trong máu: Sắt là thành phần chủ chốt của hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể của mẹ và thai nhi. Nó cũng cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin trong cơ bắp, cung cấp năng lượng cho hoạt động của các cơ.
- Hình thành tế bào ở thai nhi: Các tế bào thần kinh của thai nhi cần sắt và axit folic để hình thành. Sắt có khả năng tham gia vào quá trình phân chia tế bào và tạo tế bào mới, đặc biệt trong giai đoạn ngày thứ 10 đến 16 sau khi thụ thai.
- Duy trì hệ thống miễn dịch: Sắt là thành phần của enzym trong hệ thống miễn dịch, tăng khả năng bảo vệ cơ thể, góp phần nâng cao sức khỏe mẹ bầu.
- Giúp mẹ ăn ngon miệng hơn: Sắt cũng thuộc nhóm vi chất giúp tăng cảm giác ngon miệng. Khi cơ thể có đủ sắt, việc ăn uống của mẹ sẽ trở nên tốt hơn, từ đó giúp duy trì sức khỏe và cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi.
Mẹ bầu có nên uống nhiều sắt?
Có thể thấy khoáng chất sắt có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho thai kỳ. Tuy nhiên, việc uống nhiều sắt lại không được khuyến khích.
Cụ thể, uống quá nhiều sắt khi mang thai sẽ khiến lượng sắt dư thừa tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ngộ độc đồng thời sắt tồn đọng trong gan cũng dẫn đến các vấn đề như:
- Ảnh hưởng đến gan: Sắt dư thừa áp lực gan, làm tổn thương tế bào và tăng nguy cơ ung thư gan.
- Gây viêm khớp: Tích tụ sắt có thể tạo điều kiện cho viêm khớp, gây đau lưng và nhức khớp.
- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Dư thừa sắt cản trở hoạt động của tim, ảnh hưởng đến lưu thông máu, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Gây tiểu đường thai kỳ: Sắt cao trong máu có thể cản trở quá trình chuyển hóa glucose, gây tiểu đường.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Dư thừa sắt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn đến sinh non hoặc vấn đề sức khỏe sơ sinh.
Xem thêm: Dấu hiệu thừa sắt ở mẹ bầu
Mẹ bầu nên uống sắt như thế nào?
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc bổ sung sắt, mẹ cần:
Uống sắt đúng liều lượng
Uống đúng liều lượng sẽ giúp các thuốc sắt phát huy hiệu quả tốt hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ tác dụng phụ.
Liều lượng thuốc sắt sẽ khác nhau tùy từng sản phẩm và tình trạng cụ thể của mẹ bầu. Do đó, mẹ nên tuân thủ sử dụng đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng giảm liều dùng, tránh ngộ độc sắt và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Uống sắt với nhiều nước
Để tăng hiệu quả hấp thu sắt và giảm nguy cơ tác dụng phụ, việc uống đủ nước là vô cùng quan trọng. Đây là cách giúp cho hoạt chất trong thuốc sắt hòa tan nhanh hơn, đồng thời góp phần duy trì hoạt động hiệu quả của hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể.
Hãy uống sắt cùng một ly nước đầy (250 – 300ml), đồng thời duy trì uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ việc tiêu hóa và tối ưu quá trình hấp thu sắt và giúp loại bỏ độc tố, giảm thiểu tác dụng phụ.
Kết hợp bổ sung vitamin C
Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C có khả năng tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Việc kết hợp uống sắt cùng với nước ép trái cây như nước cam, nước bưởi… có thể là lựa chọn tuyệt vời giúp khoáng chất sắt được hấp thu tối ưu hơn.
Ngoài ra, vitamin C cùng rất cần thiết cho việc cải thiện hệ miễn dịch, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Lưu ý khác
Khi uống sắt, mẹ bầu cũng cần lưu ý:
- Chọn sản phẩm chất lượng: Chất lượng thuốc sắt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi chọn mua thuốc sắt, ngoài việc ưu tiên thành phần sắt hữu cơ, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý đến thương hiệu, nguồn gốc của sản phẩm. Để an tâm khi sử dụng, mẹ có thể tham khảo thuốc sắt nước Fogyma – sản phẩm đã được nhiều chuyên gia sản khoa khuyên dùng và đã được Bộ Y tế cấp phép.
- Tránh uống sắt cùng lúc với canxi hoặc các thuốc kháng sinh, kháng histamin… bởi chúng có khả năng cản trở quá trình hấp thu sắt. Trường hợp cần dùng các thuốc này, hãy đảm bảo điều chỉnh thời gian uống cách thời điểm uống sắt 2 giờ.
- Tránh sử dụng cà phê, rượu, bia, trà hoặc sữa kèm theo khi uống thuốc sắt vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Xây dựng lối sống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, chú ý đến giờ giấc sinh hoạt ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để đảm bảo các cơ thể diễn ra tốt nhất theo đồng hồ sinh học. Đồng thời mẹ cũng nên tập luyện, vận động nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe.
- Bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn để đáp ứng tối ưu nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi, đồng thời giúp cải thiện sức kháng, tăng cường sức khỏe.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc mẹ bầu có nên uống nhiều sắt hay không và uống như thế nào cho hiệu quả. Qua nội dung này, hy vọng các mẹ sẽ có thể chủ động hơn trong việc bổ sung sắt đúng cách. Đặc biệt, đừng quên thăm khám định kỳ đúng lịch hẹn để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.