Nội tiết tố nữ là ngọn nguồn sắc đẹp, sức khỏe và hạnh phúc của phái nữ. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ mất cân bằng, rối loạn nội tiết tố là một vấn đề phổ biến ở nữ giới. Nếu không phát hiện và điều trị, điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Mục lục
Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố hay hormone là những chất tự nhiên được sản xuất trong cơ thể. Chúng giúp chuyển tiếp thông điệp giữa các tế bào và các cơ quan. Nội tiết tố nữ là những nội tiết có chính ở nữ giới (ở nam giới cũng sản xuất các hormone này nhưng với một lượng nhỏ hơn). Có 2 hormone nữ chính là estrogen và progesterone. (Xem thêm: Vai trò của estrogen và progesterone với sức khỏe của phụ nữ)
Mỗi loại nội tiết tố trong cơ thể đều được sản xuất với nồng độ phù hợp ở mỗi thời điểm, chúng phối hợp với nhau để kiểm soát các hoạt động trong cơ thể, khi một trong những hormone thay đổi nồng độ (tăng quá cao hoặc giảm quá thấp), sự mất cân bằng giữa các hormone nữ hay rối loạn nội tiết tố nữ sẽ xảy ra.
Một số vấn đề phổ biến của tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ chính là:
- Estrogen cao (sự thống trị estrogen)
- Estrogen thấp (thiếu estrogen)
Rối loạn nội tiết tố nữ do đâu?
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Trong suốt cuộc đời, người phụ nữ sẽ trải qua một số giai đoạn thay đổi nội tiết tố tự nhiên, gồm:
- Tuổi dậy thì
- Khi hành kinh
- Mang thai
- Sinh nở
- Cho con bú
- Tiền mãn kinh và mãn kinh
Nguyên nhân do bệnh lý
Rối loạn nội tiết tố nữ có thể do một số điều kiện y tế gây ra, chẳng hạn như:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Mãn kinh sớm
- Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
- Ung thư buồng trứng
Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố
Có nhiều dấu hiệu rối loạn nội tiết tố khác nhau, tuy nhiên, thường gặp nhất là:
- Tâm trạng thay đổi
- Tăng cân
- Rối loạn giấc ngủ
- Bố hỏa, đổ mồ hôi.
- Giảm ham muốn tình dục
Ngoài các dấu hiệu trên, khi bị rối loạn nội tiết tố nữ bạn cũng có thể gặp phải:
- Chu kì kinh rối loạn, nhiều triệu chứng PMS
- Rối loạn tiêu hóa
- Có mụn trứng cá
- Vú mềm
- Nguy cơ loãng xương cao
- Chảy máu bất thường ở âm đạo mà không liên quan tới chu kì kinh
- Xuất hiện lông ở mặt, cổ, lưng,…
- Rụng tóc
Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ
Điều trị không kê đơn
Tập thể dục thể thao đều đặn
Tập thể dục thể thao đều đặn giúp cải thiện sức khỏe nói chung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cụ thể. Hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, yoga, và tập thể dục có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, kích thích sản xuất nội tiết tố và giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết.
Học cách quản lý căng thẳng
Căng thẳng và áp lực hàng ngày có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống nội tiết tố. Bằng cách học cách quản lý căng thẳng thông qua các phương pháp như yoga, thiền định, hoặc kỹ thuật thư giãn, có thể giúp giảm căng thẳng và cân bằng nội tiết tố.
Xây dựng giấc ngủ ổn định, chất lượng
Thiếu ngủ và giấc ngủ không đủ có thể ảnh hưởng đến sản xuất nội tiết tố và gây ra các vấn đề về cân bằng nội tiết tố. Xây dựng thói quen ngủ đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ như tạo không gian yên tĩnh, giảm ánh sáng, âm thanh gây phiền nhiễu và tuân thủ lịch trình ngủ cố định có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định nội tiết tố.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng, giàu chất dinh dưỡng có thể giúp ổn định hệ thống nội tiết và cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết.
Đầu tiên, cần tăng cường sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đạm từ các nguồn như thịt gà, cá, đậu, hạt, và sữa chua. Điều này giúp cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó, chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ôliu, dầu hạnh nhân, hạt chia và các loại hạt có nhiều axit béo không bão hòa. Điều này giúp tăng cường chức năng nội tiết tố và giảm nguy cơ rối loạn nội tiết.
Hạn chế tiêu thụ đường và thức uống có đường. Bởi chúng gây sự thay đổi nhanh chóng trong mức đường trong máu và ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố. Thay vào đó, lựa chọn các nguồn đường tự nhiên từ hoa quả và chế độ ăn uống cân bằng.
Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Nước giúp duy trì độ ẩm, giải độc cơ thể và tăng cường chức năng của hệ thống nội tiết. Hạn chế tiêu thụ cồn và cafein cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì cân bằng nội tiết tố.
Điều trị kê đơn
Điều trị kê đơn là điều trị do bác sĩ chỉ định. Có nhiều phương pháp điều trị kê đơn cho rối loạn nội tiết tố nữ, có thể kể tới là:
- Thuốc có chứa estrogen và progesterone
- Estrogen âm đạo
- Liệu pháp thay thế hormone.
- Eflornithine (Vaniqa)
- Thuốc chống androgen
- Clomiphene (Clomid) và letrozole (Femara)
- Hỗ trợ công nghệ sinh sản
- Flibanserin (Addyi)
Tùy thuộc vào sức khỏe chung cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
>>> Đọc thêm: Điều trị nội tiết tố nữ bằng bài thuốc Đông y
Kết luận
Rối loạn nội tiết tố nữ là hiện tượng ảnh hưởng tới hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới. Các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ và bị bỏ qua. Đừng chủ quan! Nếu gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Các phương pháp điều trị luôn có sẵn và bác sĩ có thể giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào.
(Nguồn tham khảo: Estrogen.vn)