Ngải cứu rất quen thuộc trong dân gian, bởi ngoài làm rau ăn, ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, trong đó bao gồm cả chứng đau đầu. Ngải cứu có thể chế biến thành nhiều dạng khác nhau để chữa đau đầu, từ món ăn, xông lá hay thuốc đắp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 5 mẹo dân gian chữa đau đầu bằng ngải cứu qua bài chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Ngải cứu chữa đau đầu như thế nào?
Nói về tác dụng chữa đau đầu của cây ngải cứu, các nhà khoa học cho biết thành phần hóa học của cây ngải cứu chứa nhiều các kháng khuẩn và tinh dần như: Adenin, Cholin, Cineol, Thujone, Tricosanol, Tetradeca,… – tất cả những hợp chất này đều đem lại công dụng giảm đau hiệu quả.
Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến hợp chất Thujone bởi nó tác động lên Gamma Aminobutyric (GABA) là một chất dẫn truyền thần kinh. Điều này kích thích não bộ, thậm chí gây ức chế thần kinh trung ương. Vì vậy, sử dụng một lượng vừa đủ Thujone sẽ đem lại hiệu quả chữa đau đầu.
Không chỉ được nghiên cứu trên nền y học hiện đại mà theo ghi chép từ lâu đời trong Đông y, ngải cứu cũng được chứng mình là có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, điều hòa khí huyết,… rất phù hợp cho người đau đầu do ứ trệ mạch máu hay dây thần kinh bị chèn ép.
Trên đây là 2 cơ chế hoạt động của ngải cứu trong việc chữa đau đầu được phân tích trên cả 2 khía cạnh đông y và tây y. Các bài thuốc tư ngải cứu cũng vô cùng đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà.
5 mẹo dân gian từ ngải cứu chữa đau đầu hiệu quả
Hơ ngải cứu
Ngải cứu khi sử dụng đơn lẻ cũng đem lại hiệu quả giảm đau đầu. Do đó, người bệnh có thể thử cách hơ ngải cứu.
Nguyên liệu vô cùng đơn giản, chỉ cần 1 nắm lá ngải cứu đã được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem rang nóng lên, rồi cuộn thành từng viên nhỏ, đem hơ ngay tại vị trí giữa trán và hai lông mày.
Mùi thơm và nhiệt nóng tỏa ra từ ngải cứu sẽ phát huy tác dụng làm giảm tình trạng đau đầu một cách rõ rệt chỉ sau 6-7 lần hơ.
Chườm ngải cứu
Chườm ngải cứu là phương pháp dân gian được áp dụng và truyền lại từ bao đời nay để chữa cơn đau đầu. Cho đến hiện tại, mẹo này vẫn còn được đánh giá cao bởi độ lành tính, thậm chí bà bầu cũng có thể áp dụng cách này.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá ngải cứu
- 1/2 bát muối trắng
- 1 chiếc khản mỏng
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, giã nát, sau đó đem rang chung với muối trên chảo cho tới khi lá ngải cứu ngả vàng.
- Đỗ hỗn hợp trên chảo vào chiếc khăn mỏng đã chuẩn bị rồi bọc lại.
- Thử nhiệt độ nóng vừa phải rồi tiến hành chườm nhẹ lên các vị trí: trán, đầu, thái dương.
- Tiếp tục chườm ngải cứu trên các vị trí tới khi hết nóng thì thôi.
Xông ngải cứu
Ở mẹo 1, ngải cứu sử dụng một mình vẫn đem lại hiệu quả làm giảm cơn đau đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể gia tăng hiệu quả điều trị của ngải cứu bằng cách kết hợp thêm các loại thảo mộc khác và tiến hành xông. Cách chữa này giúp đầu óc thư giãn, cơ thể thoải mái, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau đầu thuyên giảm ngay từ lần đầu tiên áp dụng.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, lá sả, tía tô, bưởi, chanh. Vì ngải cứu là nguyên liệu chính nên tỷ lệ cần gấp 3 lần các nguyên liệu còn lại.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước.
- Đun đến khi nước sôi thì tiếp tục ninh trong 5 phút rồi mới tắt bếp.
- Dùng một chiếc khăn lớn trùm kín đầu, tiến hành xông trong 15-20 phút.
☛ Phương pháp xông ngải cứu cũng có thể áp dụng để chữa cơn đau đầu do thời tiết, tham khảo thêm:
Đắp ngải cứu
Phương pháp đắp ngải cứu để chữa đau đầu nhìn thoáng qua thì có vẻ giống mẹo “hơ” và “chườm”. Tuy nhiên, trên thực tế, cách sử dụng ngải cứu này chỉ cần duy nhất một nguyên liệu là lá ngải cứu. Cách làm cũng tối giản nhất có thể.
Các bước thực hiện như sau:
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước, đem cắt nhỏ và rang khô trên chảo nóng.
- Để ngải cứu nguội bớt thì cho vào khăn rồi đáp trực tiếp lên trán hoặc đầu.
- Lặp lại cách này khoảng 3-4 lần sẽ thấy hiệu quả giảm đau đầu rõ rệt.
Ăn ngải cứu
Bên cạnh các mẹo chữa đau đầu bằng ngải cứu đã kể trên thì ngải cứu cũng được chế biến thành rất nhiều các món ăn đa dạng, vừa ngon miệng mà hiệu quả giảm đau đầu cũng tăng lên.
Một số món ăn từ ngải cứu được sử dụng nhiều nhất phải kể đến là:
Trứng rán ngải cứu
Trứng rán ngải cứu là món ăn vô cùng quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp bất cứ lúc nào trên mâm cơm của mọi gia đình. Món ăn không chỉ dễ chế biến mà công dụng chữa đau đầu đem lại cũng được đánh giá cao.
Để gia tăng vị ngon cho món ăn này, người bệnh nên chọn lá ngải cứu non, thái nhỏ chúng rồi đập trứng vào. Đánh tan hỗn hợp và cho vào chảo rán lên. Mỗi ngày ăn một bữa như vậy liên tiếp trong 4-5 ngày sẽ thấy cơn đau đầu giảm rõ rệt.
Trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Ngải cứu kết hợp cùng trứng vịt lộn sẽ tạo thành món ăn cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, giảm đau nhức đầu tốt. Sở dĩ món ăn này mang lại nhiều lợi ích như vậy là bởi bản thân trứng vịt lộn đã là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thành phần là hàng loạt các khoáng chất như canxi, protein, sắt, vitamin A,B,C,… Do đó, khi chế biến cùng ngải cứu sẽ còn khiến cho hàm lượng dinh dưỡng tăng gấp 2-3 lần so với thông thường.
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Trứng vịt lộn, lá ngải cứu, hành tím và gừng.
Cách chế biến:
- Luộc chín trứng vịt lộn trong 25 phút, vớt ra, để nguội và bóc vỏ.
- Hành tím băm nhỏ, gừng thái sợi. Sau đó bắp bếp, cho dầu ăn và phi thơm hành và gừng.
- Khi gừng và hành tím chuyển vàng thì cho ngải cứu vào xào sơ lên.
- Cho trứng vịt lộn cùng 200 ml nước vào nồi, đậy nắp và hầm cùng lá ngải cứu.
- Hỗn hợp sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.
Trứng gà đậu đen hầm ngải cứu
Cũng là một món hầm nhưng khi hầm ngải cứu cùng trứng gà và đậu đen thì tác dụng đem lại không chỉ dừng lại ở việc chữa đau đầu mà còn làm thuyên giảm các triệu chứng đi kèm như hoa mắt, chóng mặt. Đặc biệt, đậu đen tốt cho gan, do đó món ăn này còn làm mát gan, đem đến công dụng giải nóng trong người.
Nguyên liệu chuẩn bị cần: 150g lá ngải cứu, 1 quả trứng gà và 50g đậu đen.
Cách chế biến:
- Đậu đen cần hầm cho thật như, tiếp đó cho trứng gà vào. Cuối cùng mới cho ngài cứu để tránh bị nhão.
- Đun với lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu chín nhừ là có thể dùng được.
- Dùng món ăn này 1 ngày 1 lần và liên tục trong 10 ngày để thấy được hiệu quả giảm đau đầu.
Những lưu ý khi chữa đau đầu bằng ngải cứu
Mặc dù chữa đau đầu bằng ngải cứu là một phương pháp điều trị an toàn lành tính, xong người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây:
– Lựa chọn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất nhất nên tận dụng ngải cứu trà trồng để tránh thuốc bảo quản hay kích thích
– Chữa đau đầu bằng ngải cứu sẽ cho tác dụng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
– Hiệu quả giảm đau khi sử dụng ngải cứu cần duy trì trong thời gian nhất định mới thấy được.
– Trong quá trình áp dụng mẹo dân gian từ ngải cứu mà xuất hiện những biểu hiện khác thường, lập tức dừng sử dụng và đến ngay cơ sở ý tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
– Một số đối tượng không nên dùng ngải cứu để chữa đau đầu bao gồm: phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người rối loạn đường ruột cấp tính, người mắc bệnh gan, sỏi thận, xơ vữa động mạch và người dị ứng với ngải cứu.
– Ngoài cách chữa đau đầu bằng ngải cứu, người bệnh cần kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh cùng lối sống khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị.
Kết luận: Như vậy, trên đây chia sẻ về cách chữa đau đầu bằng ngải cứu. Đây được xem là một phương pháp dân gian hiệu quả. Tuy vậy, người dùng cũng cần chú ý đến cả tình trạng sức khỏe của bản thân để xem cách điều trị từ ngải cứu này có phù hợp hay không. Tốt nhất, trước khi áp dụng biện pháp này, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.