Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Mách bạn 5 cách chữa đau đầu do thời tiết vô cùng hiệu quả

Đau đầu do thay đổi thời tiết là một trong những triệu chứng rất phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Mặc dù không kéo dài nhưng cũng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, không thể tập trung khi làm việc hay học tập. Nếu muốn biết cách nhanh chóng để khắc phục tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục

  • 1. Nguyên nhân gây cơn đau đầu do thời tiết
  • 2. Biểu hiện của cơn đau đầu do thời tiết
  • 3. Biện pháp chữa đau đầu thời tiết đơn giản hiệu quả
    • 3.1. Nghỉ ngơi tại chỗ
    • 3.2. Xoa bóp, bấm huyệt
    • 3.3. Chườm nóng/chườm lạnh
    • 3.4. Xông lá
    • 3.5. Điều trị bằng thuốc giảm đau
  • 4. Phòng ngừa cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi
    • 4.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
    • 4.2. Tập thể dục đều đặn
    • 4.3. Ngủ đủ giấc
    • 4.4. Uống đủ lượng nước cần thiết
    • 4.5. Giữ ấm đầu khi trời lạnh

Nguyên nhân gây cơn đau đầu do thời tiết

Nguyên nhân gây cơn đau đầu do thời tiết 1
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu

Đau đầu do thời tiết là tình trạng xuất hiện khi thời tiết có những thay đổi, biến đổi thất thường như nhiệt độ đột ngột tăng cao hay hạ thấp, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, sáng nắng chiều mưa, nóng lạnh thất thường. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này?

Một số nghiên cứu cho rằng, những cơn đau đầu do sự thay đổi thời tiết chính là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, giúp người bệnh nhận biết và tìm hiếm môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên nhân chính gây nên cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi liên quan đến sự chênh lệch giữa áp suất không khí của môi trường bên ngoài với không khí trong hốc xoang.

Cụ thể, một cuộc khảo sát tại Nhật Bản trên 28 trường hợp có tiền sử đau đầu trong 1 năm cho thấy: tần suất của những cơn đau đầu, đau nửa đầu đã tăng lên vào những ngày mà áp suất khí quyển thấp hơn 4 hPA so với trước. Ngược lại, tần suất của các cơn đau đầu này sẽ giảm đi vào những thời điểm mà áp suất là 5 hPA hoặc cao hơn so với ngày hôm trước.

Ngoài nguyên nhân chính, đau đầu do thời tiết còn được kích hoạt bởi một số yếu tố như:

  • Ánh nắng mặt trời sáng chói.
  • Quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Độ ẩm không khí cao.
  • Không khí khô.
  • Tiết trời nhiều gió hoặc sắp bão.
  • Chuyển giao giữa các mùa trong năm.

Biểu hiện của cơn đau đầu do thời tiết

Cơn đau đầu do thời tiết có những biểu hiện rất dễ nhận biết. Cụ thể đó là những biểu hiện chung sau đây:

  • Người bệnh thường sẽ bị đau đầu từ 1-3 ngày sau khi tiết xúc với sự thay đổi của thời tiết.
  • Mức độ đau có thể dao động từ nhẹ, âm ỉ cho đến dữ dội
  • Vị trí đau đầu có thể ở bất cứ đâu, từ vùng trán, vùng đỉnh đầu cho đến hai bên thái dương hoặc phía sau đầu.
  • Đau có thể lan xuống mặt và cổ. Một số trường hợp còn xuất hiện chứng liệt cơ mặt.
  • Đau đầu do thời tiết còn đi kèm một số triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, nôn, hắt hơi, sổ mũi,…
  • Tình trạng rối loạn giấc ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn cũng xuất hiện cùng cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi.

Biện pháp chữa đau đầu thời tiết đơn giản hiệu quả

Cách chữa đau đầu do thời tiết sẽ khác nhau tùy vào cơ địa từng người và mức độ nghiêm trọng của từng người. Vì vậy, tùy vào tình trạng đau đầu mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là 10 các điều trị đau đầu do thời tiết đơn giản hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Nghỉ ngơi tại chỗ

Nghỉ ngơi tại chỗ 1
Nghỉ ngơi tại chỗ cách ly với các yếu tố thời tiết sẽ làm cơn đau đầu thuyên giảm

Điều đầu tiên cần làm khi cơn đau đầu xuất hiện đó là nghỉ ngơi tại chỗ – nơi có không khí thoáng mát, không gian yên tính, nhiệt độ và ánh sáng vừa đủ. Lúc này cơ thể vừa được cách ly với các yếu tố nguy cơ thời tiết, đầu óc cũng được thư giãn, từ đó làm giảm tình trạng đau đầu.

Lưu ý khi nằm nghỉ ngơi, tư thế chân cần phải cao hơn đầu vì nó giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng cải thiện lưu thông, tăng tuần hoàn máu lên não, từ đó cơn đau đầu sẽ dịu hơn trông thấy.

Động tác thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt 2 ngón tay vào hai bên thái dương, day theo vòng cung từ thái dương lên trán và kết thực tại trung tâm giữa 2 chân mày. Lặp lại nhiều lần cho tới khi thấy cơn đau giảm hẳn.

☛ Chi tiết: Bấm huyệt chữa đau đầu

Chườm nóng/chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là 2 phương pháp điều trị đau đầu rất hiệu quả, đặc biệt là những cơn đau đầu do thay đổi thời tiết hay liên quan đến cảm cúm, ốm sốt.

Cụ thể, chườm lạnh giúp mạch máu co thắt, lưu lượng máu lưu thông được kiểm soát, áp lực máu lên mạch máu não cùng giảm, từ đó cơn đau đầu được xoa dịu. Ngược lại khi chườm nóng. đầu óc được thư giãn mang lại cảm giác nhẹ nhõm.

Xông lá

Xông lá là cách chữa đau đầu có nguồn gốc xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, cho đến nay vẫn được rất nhiều người áp dụng vì hiệu quả mang lại cao, đồng thời cũng an toàn và lành tính đối với sức khỏe.

Các loại lá lông phổ biến khi bị đau đầu do thời tiết bao gồm: lá bưởi, lá sả, lá chanh,.. Trong các loại thảo dược này chứa hàm lượng tinh dầu lớn giúp đầu óc thư giãn, thoải mái, theo đó cơn đau đầu sẽ dần thuyên giảm.

Điều trị bằng thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau luôn là phương pháp thông dụng nhất được sử dụng cho mọi cơn đau đầu, trong đó bao gồm cả đau đầu do thời tiết. Sở dĩ thuốc giảm đau được sử dụng nhiều bởi nó mang lại tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả.

Tùy thuộc vào tình trạng cơn đau đầu mà bạn có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp. Phần lớn nhóm thuốc không kê cần kê đơn sẽ được sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs.
  • Thuốc giảm đau có thành phần Paracetamo.
  • Thuốc tăng tuần hoàn não như: thuốc Ginkgo biloba, Piracetam

Trường hợp các nhóm thuốc trên không có hiệu quả, người bệnh sẽ phải chuyển qua nhóm thuốc kê đơn như

  • Nhóm thuốc triptans: Sumatriptan, Zolmitriptan.
  • Thuốc Tamik (dihydroergotamin).
  • Codein và các thuốc giảm đau chứa gốc opioid khác.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin, Tianeptin,…
Đối với nhóm thuốc kê đơn, người bệnh phải sử dụng đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hay kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

☛ Tham khảo thêm: Mẹo dân gian chữa đau đầu tại nhà

Phòng ngừa cơn đau đầu khi thời tiết thay đổi

Đau đầu do thời tiết rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh như:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng 1
Chế độ dinh dưỡng vừa trực tiếp vừa gián tiếp kiểm soát được cơn đau đầu do thời tiết

Để phòng ngừa tốt tình trạng đau đầu do thời tiết, việc có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt là điều cần thiết. Có thể bạn chưa biết nhưng thực phẩm bạn ăn hàng hàng ngày quyết định sức khỏe của bạn. Do đó, xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng không chỉ phòng tránh đau đầu mà còn ngăn chặn được nhiều bệnh tật khác.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người hay bị đau đầu bao gồm:

  • Magie: Socola đen, bơ, họ nhà đậu, ngũ cốc, chuối.
  • Sắt: Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu và quả màu xanh lá đậm.
  • Vitamin B: cá hồi, trứng, sữa, rau xanh, đậu
  • Vitamin C: Có nhiều trong ổi, bưởi, cam, ớt chuông,…
  • Vitamin D: Chế phẩm từ sữa, cá béo (cá thu, cá hồi), phô mai, đậu phụ, nấm.
  • Vitamin E: hạnh nhân, rau bina, kiwi, dầu ô liu, bông cải xanh
  • Bên cạnh đó cũng cần hạn chế bia rượu

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn là cách tăng cường thể lực để chống lại thời tiết thay đổi. Không chỉ vậy, hoạt động thể chất còn giúp giải tỏa stress và những nhăn chặn cơn đau đầu do căng thẳng gây ra.

Tập tối thiểu 3 buổi/ tuần, mỗi buổi tập ít nhất 30 phút để thấy được hiệu quả

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ mất ngủ vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau đầu, vừa gián tiếp khiến cơ thể suy nhược, dễ ốm khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, ngủ đủ giấc là điều vô cùng cần thiết để giải quyết tình trạng đau đầu. Thời gian ngủ tốt nhất của một người trưởng thành là từ 7-9 tiếng

Uống đủ lượng nước cần thiết

Khi thời tiết chuyển mùa sang hè hay đông, cơ thể cũng rất dễ bị mất nước – đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách bù nước cho cơ thể với 2-3 lít nước mỗi ngày dành cho đối tượng là người trưởng thành.

Giữ ấm đầu khi trời lạnh

Giữ ấm đầu khi trời lạnh 1
Giữ ấm đầu khi trời lạnh làm giảm nguy cơ bị ốm khi thời tiết thay đổi

Những ngày thay đổi thời tiết, nhất là khi trời trở lạnh cần mặc đủ ấm, đặc biệt cần lưu ý những bộ phần như đầu, cổ, tay, chân, tai luôn ấm để tránh trúng gió hay cảm lạnh gây đau đầu.

Hanhphucgiadinh.vn - 29/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: chữa đau đầu

Bài viết liên quan

  • Đau nửa đầu – chữa như nào cho nhanh khỏi?
  • Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà đơn giản hiệu quả
  • Đau đầu uống thuốc gì giảm nhanh, hiệu quả?
  • Đông y chữa đau đầu – Các bài thuốc hiệu quả nhất!
  • Hướng dẫn cách chữa đau đầu bằng diện chẩn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Thông tin hữu ích
  • Tiểu nhiều lần là bệnh gì?
  • Thực đơn cho người bệnh sốt xuất huyết

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn

↑