Đau họng khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Bởi vậy chữa đau họng thế nào cho an toàn là điều mà nhiều bà bầu quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu về tình trạng đau họng của bà bầu
Đau rát cổ họng là triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Bạn có thể dễ dàng nhận biết qua một số biểu hiện dưới đây
Triệu chứng
- Họng sưng tấy đỏ.
- Khó nuốt.
- Quan sát bằng mắt thường thấy sưng amidan một hoặc hai bên.
- Khàn tiếng, mất tiếng.
- Đau tai, đau đầu.
- Sốt.
- Ngứa rát, khó chịu ở trong họng.
Các triệu chứng này không phải bà bầu nào cũng mắc tất cả cùng một lúc. Thế nhưng mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đến thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài quá 7 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nguyên nhân gây đau họng cho bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau họng ở bà bầu như:
- Sức đề kháng suy giảm.
- Nhiễm vi khuẩn, virus.
- Thời tiết thay đổi thất thường.
- Uống nhiều nước đá hoặc ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc họng.
- Mẹ bầu mắc hội chứng chảy dịch mũi sau.
- Trào ngược axit dạ dày.
Cách chữa đau họng tại nhà an toàn cho bà bầu
Dưới đây là một số cách chữa đau họng mà bà bầu có thể tham khảo:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Muối có tác dúng sát khuẩn, chống viêm và tiêu diệt được vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối thường xuyên còn giúp làm tan đờm, dịu họng khiến bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là cách làm giảm đau rát họng hiệu quả, an toàn mà ai cũng có thể áp dụng được.
Các bước thực hiện như sau:
- Pha nước muối theo tỉ lệ 0,9% (tương ứng với 9gr muối pha cùng 1 lít nước ấm) hoặc bạn có thể dùng nước muối sinh lý mua tại các hiệu thuốc.
- Bà bầu ngậm từng hụm nhỏ rồi súc miệng khoảng 15-30 giây sau đó nhổ đi.
- Lặp lại việc súc miệng khoảng 3-4 lần/ ngày vào sáng sớm, khi ăn xong và trước khi đi ngủ sẽ thấy đau họng thuyên giảm.
Uống trà gừng
Trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vì thế uống trà gừng giúp làm dịu họng, giảm đau rát, làm lành các ổ viêm ở niêm mạc họng, rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Cho 2-3 lát gừng vào cốc rồi đổ khoảng 200ml nước đun sôi vào ủ trong vòng 5-10 phút.
- Đợi khi nước nguội bớt thì cho thêm một thìa mật ong vào ly trà rồi khuấy đều.
- Bà bầu uống trực tiếp từng ngụm nhỏ khi nước còn ấm.
- Áp dụng cách này 3 lần/ ngày sẽ thấy giảm đau họng rõ rệt.
Chanh muối chữa đau họng
Trong chanh có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó khi kết hợp với muối sẽ có tính sát khuẩn cao, tiêu diệt vi khuẩn làm giảm triệu chứng đau họng ở bà bầu.
Cách làm như sau:
- Chanh sau khi rửa sạch thì đem đi thái lát mỏng.
- Rắc thêm muối lên bề mặt của lát chanh vừa cắt và đợi cho muối ngấm hết.
- Sau đó, mẹ bầu ngậm trực tiếp chanh vào miệng để tinh chất thẩm thấu vào họng.
- Ngậm khoảng 15 phút thì nên nhai và nuốt từ từ.
- Mẹ bầu áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy tình trạng đau rát họng thuyên giảm rõ rệt.
Dùng tỏi nướng
Trong thành phần của tỏi tươi có chứa hoạt chất alicin – được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau rát họng, ức chế nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng.
Cách làm như sau:
- Bạn đem 2-3 tép tỏi tươi bọc vào giấy bạc rồi đem đi nướng khoảng 10-15 phút cho đến khi chín mềm.
- Sau đó đem đi bóc vỏ rồi ăn trực tiếp.
- Ngày chia thành nhiều lần và ăn hết trong ngày, áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy tình trạng đau họng thuyên giảm.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ăn những món có chứa tỏi như các món xào để giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau họng.
Xông hơi mũi họng
Phương pháp xông hơi mũi họng có thể giúp mẹ bầu làm giảm đau họng rất tốt. Cách này giúp đưa hơi nước nóng vào sâu mũi họng làm tăng tuần hoàn máu ở họng, làm giảm đau họng. Ngoài ra chúng còn làm loãng đờm ở họng và mũi, thông đường thở. Đây là cách chữa đau họng an toàn, dễ làm và thích hợp nhất cho bà bầu.
Cách làm đơn giản như sau:
- Đun một nồi nước sôi để xông, mẹ bầu có thể cho thêm chanh, gừng, xả, các loại tinh dầu (tinh dầu bạc hà, khuynh điệp).
- Mẹ bầu cúi mặt hướng thẳng về nồi nước rồi há miệng ra để hơi nước đi sâu vào cổ họng.
- Sử dụng một chiếc khăn to chùm qua đầu và bao quanh nồi nước để hơi nước nóng không bay ra ngoài.
- Xông đến khi nước nguội dần không bốc hơi nữa là được.
- Kiên trì áp dụng cách này 2 lần/ ngày vào buổi sáng, tối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bà bầu cần lưu ý khi bị đau họng
Để tránh tình trạng đau họng kéo dài làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Điều bà bầu cần làm
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
- Ăn các thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt để không gây kích ứng niêm mạc họng.
- Mẹ bầu có thể uống một vài loại trà thảo dược như: trà chanh, trà gừng,… để làm giảm cảm giác đau rát họng.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa, đặc biệt là vùng cổ.
- Có thể sử dụng máy tạo ẩm không khí để cung cấp độ ẩm trong không gian sống.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, nhà cửa, chăn, gas, gối để tránh hít phải bụi bẩn.
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Điều bà bầu không nên làm
- Không nên uống nước quá lạnh, rượu, bia, nước có gas bởi có thể làm cho cổ họng bị kích thích gây đau.
- Mẹ bầu không tắm sau 21h.
- Không ăn các thực phẩm có phẩm màu. chất bảo quản, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
- Hạn chế nói quá nhiều, nói to, la hét bởi sẽ làm tình trạng đau họng nặng thêm.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
- Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
Hy vọng rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp được mẹ bầu có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Từ đó dễ dàng đẩy lùi triệu chứng đau họng giúp mẹ khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy bản thân có những triệu chứng bất thường thì nên đến bệnh viện thăm khám để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe!