Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?

Mỡ máu là thành phần quan trọng của cơ thể sống. Tuy nhiên, việc thay đổi chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt, tình trạng mỡ máu cao sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trở thành mối quan tâm trong cuộc sống của nhiều người. 

Mục lục

  • Mỡ máu là gì?
    • LDL – Cholesterol (loại xấu)
    • HDL – Cholesterol (loại tốt)
    • Triglyceride
    • Cholesterol toàn phần
  • Mỡ máu bao nhiêu là cao?
  • Ngăn ngừa mỡ máu cao bằng cách nào?
    • Thay đổi thói quen ăn uống
    • Tăng cường vận động
    • Hạn chế lượng rượu tiêu thụ
    • Ngưng hút thuốc
    • Theo dõi sức khỏe định kỳ
    • Uống trà bụp giấm
    • Uống trà giảo cổ lam
    • Uống trà xạ đen

Mỡ máu là gì?

Mỡ máu là gì? 1

Mỡ máu hay có tên khoa học là lipid máu, bao gồm nhiều thành phần, trong đó có cholesterol, triglyceride, cholesterol tốt HDL, cholesterol xấu LDL,… Cụ thể:

Mỡ không tan trong nước, do đó chúng cần kết hợp với chất dễ tan có tên Lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Khi đó, ta có Lipoprotein tỉ tọng thấp LDL – c và Lipoprotein tỉ trọng cao HDL -c.

LDL – Cholesterol (loại xấu)

Đây được coi là thành phần mỡ xấu. Bởi, khi LDL tăng cao khiến cho cholesterol lắng đọng tại thành mạch, nhát là ở vùng tim và não, gây nên các mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này hình thành lâu dần sẽ gây cản trở máu lưu thông, làm hẹp và tắc mặc máu, thậm chí có thể vỡ mạch đột ngột, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…

LDL – c là chỉ số quan trọng bạn nên theo dõi trong quá trình điều trị máu nhiễm mỡ. Chỉ số LDL – c cáo có liên quan đến các yếu tố di truyền, thói quen ăn uống, thuốc lá, lười vận động hay một vài bệnh lý khác như huyết áp cao, đái tháo đường,…

HDL – Cholesterol (loại tốt)

HDL – c chiếm khoảng 25% tổng số cholesterol trong máu. HDL được coi là cholesterol tốt bởi nó giúp vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, đưa cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch nguy hiểm.

Chỉ số HDL thấp có liên quan đến hút thuốc, lười vận động, thừa cân, béo phì,…

Triglyceride

Triglyceride hay còn có tên gọi khác là chất béo trung tính. Đây là một thành phần quan trọng trong cấu tạo mỡ máu. Lượng triglyceride cao gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến bạn bị viêm tụy.

Cholesterol toàn phần

Chỉ số cholesterol toàn phần cao là một trong những nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Nó sẽ ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một vài chất khác trong quá trình hình thành các mảng bám.

Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Phần lớn những bệnh nhân mỡ máu cao không xuất hiện các triệu chứng rõ rệt cho tới khi bệnh đã diễn tiến sang giai đoạn nguy hiểm và xuất hiện các biến chứng có thể nhìn thấy. Do vậy mà việc làm xét nghiệm máu là cách chính xác nhất để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bạn.

Các chuyên gia khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần. Chỉ số xét nghiệm máu được tính bằng mg/DL hoặc mmol/L.

Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu để bạn có thể xác định được mức độ nguy hiểm của mình.

Chỉ số

Bình thường

Cao

1/ Cholesterol toàn phần

<200mg/dL

(5,1 mmol/L)

>240 mg/dL

(6,2 mmol/L)

2/ LDL-c

<100 mg/dL

(2,6 mmol/L) )

≥ 160 mg/dL

(≥ 4,1 mmol/L)

3/ Triglyceride

<150 mg/dL

(1,7 mmol/L)

≥ 200 mg/dL

(>2,2 mmol/L)

4/HDL-c

>60 mg/dL

(1,5mmol/L)

Nam <40mg/dL(1 mmol/L)

Nữ<50mg/dL (1,3mmol/L)

☛ Có thể bạn quan tâm: Mỡ máu cao phải làm sao?

Ngăn ngừa mỡ máu cao bằng cách nào?

Thay đổi thói quen ăn uống

Thay đổi thói quen ăn uống 1

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp,…

Một chế độ ăn khoa học cần bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết phù hợp với trọng lượng và thể trạng cơ thể. Trong đó, bạn cần lưu ý tăng cường bổ sung các thực phẩm tố cho người mỡ máu cao như:

  • Rau xanh: cải xoăn, rau bina, súp lơ,…
  • Hoa quả tươi: táo, nho, lê, dâu tây,…
  • các loại cá béo: cá trích, cá thu, cá hồi,…
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu rồng
  • Các loại hạt: hạt lanh, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt điều,…

Cùng với đó là kiêng những món ăn không tốt như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán nhiều lần, nội tạng động vật, đồ ăn nhiều muối,…

Tăng cường vận động

Lười vận động là một trong những nguyên do hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch. Nghiên cứu đã chứng minh việc tập thể dục thường xuyên có tác động trực tiếp đến các chỉ số mỡ máu, đặc biệt giúp tăng cường lượng cholesterol tốt, kiểm soát và làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ quá trình tiêu hao năng lượng.

Bạn có thể lựa chọn một môn thể dục thể thao bất kỳ mà mình ưa thích và tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Chúng có thể là đi bộ, chạy bộ, erobic, yoga,…

Hạn chế lượng rượu tiêu thụ

Hạn chế lượng rượu tiêu thụ 1

Uống quá nhiều rượu sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng mất nước, làm tổn hại đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, làm tăng lượng mỡ máu cholesterol và triglyceride, từ đó tăng nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu.

Ngưng hút thuốc

Khói thuốc lá làm giảm lượng oxy dùng để vận chuyển các tế bào hồng cầu, gia tăng lượng cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Khói thuốc lá gây tổn thương động mạch, làm hẹp thành mạch dẫn tới xuất hiện những cơn đau tim, đột quỵ não, đau tức ngực,…

Bỏ hút thuốc lá có thể giúp bạn hạ chỉ số LDL – c, tăng HDL – c, ngăn ngừa bệnh lý máu nhiễm mỡ.

Theo dõi sức khỏe định kỳ

Theo dõi sức khỏe định kỳ là một thói quen tốt nên duy trì đều đặn. Việc này giúp bạn biết rõ được tình trạng sức khỏe của mình, chủ động kiểm soát tình hình và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bên cạnh đó, thăm khám sức khỏe có bao gồm việc xét nghiệm chỉ số mỡ máu có thể xác định xem ai đó có bị mỡ máu cao không, sớm được các bác sĩ có chuyên môn điều trị kịp thời.

Uống trà bụp giấm

Uống trà bụp giấm 1

Dịch chiết hibithocin có trong hoa bụp giấm được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng rối loạn mỡ máu và bệnh lý tim mạch. Các chỉ số mỡ máu có thể quay về ngưỡng an toàn nhờ chiết xuất này.

Chuẩn bị: 30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước.

Cách làm: Bụp giấm rửa sạch, để ráo rồi hãm trong 700ml nước sôi. Nếu bạn muốn uống ngọt có thểthêm đường và uống hết trong ngày.

Uống trà giảo cổ lam

Giảo cổ lam là dược liệu quý, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như: huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan,… Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…

Giảo cổ lam iúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.

Cách pha trà giảo cổ lam: Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.

Uống trà xạ đen

Xạ đen vốn được biết là thảo dược trị bệnh ung thư. Xạ đen cũng là loại lá có khả năng hạ mỡ máu, ngừa nhiễm khuẩn, quinon, làm hỏng tế bào ung thư,….

Cách pha trà xạ đen giảm mỡ máu:

Dùng 50g lá xạ đen phơi khô cho vào 1.5l nước đun sôi  trong khoảng 10 – 15p (bạn nên dùng nồi/siêu đất để tăng tính hiệu quả của thuốc) hoặc cho vào ấm ủ 30 – 35p như pha trà. Sau đó lọc bỏ phần bã, chắt lấy phần nước, có thể uống thay cho nước lọc hàng ngày.

Phạm Hằng Nga - 01/04/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: cholesterol , mỡ máu cao

Bài viết liên quan

  • Top 10 thực phẩm người bị mỡ máu cao nên ăn
  • Người bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì, kiêng gì?
  • CHOLESTEROL và bệnh mất trí nhớ
  • Cholesterol cũng là chất cần thiết tốt cho cơ thể
  • Mỡ máu cao thì phải làm gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Thông tin hữu ích
  • Tiểu nhiều lần là bệnh gì?
  • Thực đơn cho người bệnh sốt xuất huyết

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn

↑