Mỡ máu cao là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trong phác đồ điều trị mỡ máu cao, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để giúp cải thiện bệnh hiệu quả và lâu dài.
☛ Tham khảo trước: Mỡ máu cao phải làm gì?
Dưới đây là danh sách 10 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hàng đầu bạn không nên bỏ qua:
1. Các loại đậu
Đậu là nguồn thực phẩm có lượng đạm thực vật cao, bên cạnh đó còn có chất xơ cùng các vitamin và chất khoáng ít béo, là một trong 5 khẩu phần rau củ và trái cây được ưu tiên tiêu thụ trong ngày.
Một số loại đậu phổ biến như đậu lăng, đậu hạt, đậu Hà Lan,… nên được thay thé cho các loại ngũ cốc tinh chế hoặc thịt chế biến sẵn, giúp tăng cường nguồn đạm thực vật lành mạnh.
Không chỉ bổ sung dinh dưỡng, tiêu thụ 100g đậu mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol xấu rất hiệu quả.
2. Rau màu xanh đậm
Rau xanh luôn được khuyến khích tiêu thụ trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đặc biệt hơn, các loại rau màu xanh đậm được nghiên cứu là có nhiều lợi ích hơn một chút.
Các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,… có chứa lượng lớn lutein và caroten, hai hoạt chất được nghiên cứu là có khả năng làm giảm các cholesterol xấu, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch và các bệnh lý tim mạch hiệu quả.
Thực tế, các loại rau đều tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên, những loại rau lá màu xanh đậm đặc biệt có lợi.
Rau lá màu xanh đậm có hàm lượng chất xơ hòa tan cao hơn, chúng liên kết với axit mật, tăng khả năng bài tiết cholesterol nhiều hơn.
3. Trái bơ
Không chỉ có lượng chất béo tốt tự nhiên, bơ còn là thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp chất xơ và các vitamin giúp đào thải lượng cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể.
Ăn một trái bơ mỗi ngày có thể giúp cải thiện tương đối lượng cholesterol và triglyceride trong máu, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
4. Các loại hạt
Các loại hạt có chứa các chất béo bão hòa, chúng có khả năng làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt,nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một số loại hạt có chứa axit béo omega 3, axit amin L-arginine, tăng sản sinh oxit nitric, làm giãn nở mạch máu, ngăn ngừa các cục máu đông và tình trạng mỡ máu cao.
Bạn có thể lựa chọn các loại hạt tiêu biểu như: óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hướng dương, hạt điều,…
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có thể bảo toàn được dinh dưỡng nguyên chất của hạt, lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất dồi dào hơn so với ngũ cốc đã qua tinh chế (xay xát, làm trắng,…). Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa lượng lớn chất xơ beta glucan giúp đào thải cholesterol hiệu quả, nhờ đó có thể làm giảm cholesterol toàn phần xuống 5%.
Nghiên cứu thử nghiệm năm 2009 chỉ ra rằng mỗi ngày ăn ba phần ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm đến 20% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
6. Trà xanh
Theo Đông y, trà xanh có vị ngọt, tính lạnh, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa.
Trong lá trà xanh có chứa nhiều sắc tố có khả năng kháng lại xơ cứng động mạch, giảm tỉ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể và trong các động mạch.
Một điều mà rất nhiều người trong chúng ta đều biết, đó là trà xanh có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng làm giảm sự lắng đọng cholesterol, nhờ đó rất tốt để hạ mỡ máu cao.
7. Trà bụp giấm
Dịch chiết trong đài hoa bụp giấm có tên hibithocun được nghiên cứu là có thể ngăn chặn tình trạng rối loạn mỡ máu và các bệnh lý mạch vành. Hibithocin có thể làm giảm các chỉ số mỡ máu LDL – c, cholesterol toàn phần, triglyceride và làm tăng chỉ số HDL – c.
Cách pha trà bụp giấm hết sức đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 30g hoa bụp giấm khô, đem rửa sạch rồi hãm trong 0,7 lít nước sôi. Có thể thêm một chút đường để dễ uống hơn.
8. Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một trong số các dược liệu quý, thường được dùng để điều trị các bệnh lý nguy hiểm thường gặp như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh gan và cả mỡ máu cao.
Chất chống oxy hóa flavonoid có trong giảo cổ lam giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường máu lưu thông não, hỗ trợ giảm cân, hạ đường huyết.
Để pha trà giảo cổ lam bạn cần chuẩn bị 20g giảo cổ lam, rồi pha với nước sôi. Đợi khoảng 15 – 30 phút cho dược chất tan vào nước là bạn có thể sử dụng.
9. Trà xạ đen
Cũng giống như giảo cổ lam, xạ đen cũng là một loại dược liệu quý, có công dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có phòng chống ung thư, trị gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao.
Xạ đen có chứa flavonoid như saponin, quinon là những hoạt chất tốt, có thể hóa lỏng tế bào ung thư, phòng ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.
Chuẩn bị 50g lá xạ đen phơi khô cho vào 1.5l nước đun sôi khoảng 10 – 15 phút, sau đó mang ủ thêm 30 phút là có thể sử dụng.
10. Cá béo
Cá béo đặc biệt hơn các loại cá khác bởi chúng có chứa dầu cá trong các mô và khoang bụng xung quanh ruột. Đặc biệt, đây là nguồn cung cấp vitamin và axit béo tốt dồi dào. Nhờ đó, bổ sung cá béo bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, người bị mỡ máu cao ăn cá béo cũng có thể hạ cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt một cách tự nhiên, hiệu quả.
Các loại cá béo phổ biến là: cá trích, cá mòi, cá cơm, cá hồi, cá thu,…
Để đem đến hiệu quả tối ưu, bạn nên sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu cải để chế biến cá.