Sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Khi mắc bệnh thể trạng người bệnh rất mệt mỏi, ăn uống kém đi. Vậy làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh có sức để chiến đấu với bệnh. Cùng tham khảo thực đơn ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
Thức ăn dạng lỏng
Người bệnh cần ăn những thức ăn dạng lỏng và mềm như cháo, súp không những giàu dinh dưỡng và dễ tiêu. Không nên cho người bệnh ăn cơm hoặc đồ cứng gây khó nuốt càng khiến người bệnh chán ăn.
Với trẻ em bị sốt xuất huyết sữa là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng. Với trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho bú, khi trẻ ăn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, nước uống ra không nên cho ăn uống quá nhiều một lúc. Bổ sung các món ăn giàu đạm như thịt, sữa, các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật.
Bù nước cho cơ thể
Đặc điểm của người bệnh sốt xuất huyết là sốt cao nên cơ thể mệt mỏi từ đó ăn uống kém đi đặc biệt là tình trạng sốc. thoát huyết tương ra ngoài gây cô đặc máu. Vì vậy, chế độ ăn cho người bệnh bù nước và điện giải có vai trò quan trọng
Người bệnh sốt cao kèm mất nước cần được phụ nước đầy đủ. Người bệnh nên uống các loại nước trái cây như nước cam, bưởi, nước chanh, nước dừa vì chứa nhiều khoáng chất và vitamin C giúp tăng sức đề kháng và thành mạch tốt hơn giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Nhu cầu nước cụ thể:
- Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi cần 500-1.500ml/ngày
- Trẻ lớn hơn 5 tuổi cần 2.000 – 2.500ml/ngày
- Người lớn là 2.500 – 3.000ml/ngày
Bên cạnh nước sôi, các loại nước ép trái cây uống trà gừng rất tốt cho người bệnh giúp giảm tình trạng nôn ói. Theo một số kinh nghiệm có thể nghiền lá đu đủ sau đó chắt lấy nước cho người bệnh sốt xuất huyết uống cũng có tác dụng rất tốt.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C từ các loại trái cây như dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ…rất cần thiết với người bệnh sốt xuất huyết. Vitamin C có ảnh hưởng trực tiếp lên vi khuẩn, virus giúp tăng cường sức đề kháng, thành mạch bền tốt hơn từ đó giảm tình trạng xuất huyết.
Thực đơn đủ chất dinh dưỡng
Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh, lựa chọn những món ăn mà người bệnh thích, không nên kiêng khem quá mức tránh tình trạng biếng ăn. Thực đơn cần đảm bảo các nhóm chất cơ bản như sau:
- Tinh bột (gạo, khoai, ngô..)
- Chất đạm từ thịt, cá, sữa…
- Chất béo từ dầu mỡ
- Nguồn vitamin và khoáng chất từ rau củ quả và trái cây…
Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn gì?
Kiêng ăn món nhiều dầu mỡ: Cần kiêng ăn những thực phẩm nhiều mỡ béo, thực phẩm chiên xào và có gia vị chua cay. Chúng thường gây khó tiêu khiến người bệnh cảm thấy ì ạch, mệt mỏi
Không ăn uống thực phẩm có màu sẫm như đen, nâu, đỏ: Chẳng hạn như coca, nước trái cây sẫm màu, canh củ dền, dưa hấu…Kiêng khem những thực phẩm này để tránh nhầm lẫn giữa tình trạng chảy máu khi người bệnh bị nôn ói trong quá trình điều trị bệnh.
Đồ ăn uống nhiều đường: Các loại nước ngọt đóng chai, kẹo ngọt, mật ong và các loại đường tự nhiên khác không nên ăn vì việc tiêu thụ đường khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn từ đó khiến bệnh trở nặng và lâu khỏi. Người bệnh nên tránh xa rượu bia, thuốc lá và giảm lượng caffein
Không uống trà đặc : Loại đồ uống này có tác dụng khiến não ở trạng thái bị kích thích, tăng huyết áp từ đó giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, khi uống trà có thể làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Các loại đồ ăn cay, nóng: Đồ ăn cay, nóng sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên, rất không tốt cho người đang bị sốt.
Xem thêm: Sốt xuất huyết kiêng những gì?
Một số món ăn và đồ uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết
Món ăn
Trà đậu xanh bạc hà:
Có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm khát
Cách làm:
- Đậu xanh 50g loại bỏ vỏ
- Lá bạc hà 30g
- Đường trắng 30g
Cho đậu xanh vào nồi sau đó đổ 1 lít nước, đun sôi trong 30 phút sau đó lọc bỏ bã lấy nước hòa với đường. Người bệnh có thể dùng nhiều lần trong ngày.
Cháo bí đao:
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân nên rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết
Cách làm như sau:
- Bí đao 150g
- Gạo tẻ 100g
Bí đao gọt vỏ xanh và thái khúc, gạo tẻ vo sạch cho vào nồi và đổ nước hầm kỹ thành cháo rồi cho bí đao đã thái khúc vào đun thêm 10 phút. Sau đó, cho thêm ít muối đủ ăn hoặc 50g đường trắng thay đổi tùy theo khẩu vị. Để nguội ăn sáng và tối
Canh mướp lạc:
Mướp già gọt vỏ và xắt khúc, nhuyễn lạc dùng từ 30 – 50g. Cho 2 thứ nấu với nhau cho đến khi lạc thật chín thì vớt mướp ra nghìn, bỏ xơ lấy nước và hạt. Cho nước, mướp và hạt mướp vào nồi canh đun sôi, đập 1 quả trứng gà vào, quấy cho sôi đều 5 phút
Hoặc có thể nấu món canh ngó sen và nhuyễn lạc: Ngó sen tươi tước vỏ, rửa sạch và thái mỏng 20 – 30g, dùng 30 – 50g nhuyễn lạc nấu canh ăn, ngày 3 lần.
Canh rau mồng tơi:
- Mồng tơi thái nhỏ 60 – 100g
- Nhuyễn lạc 30 – 50g
Nấu chín lạc rồi mới cho rau mồng tơi vào, đun sôi 10 phút, ăn nóng giúp thanh nhiệt.
Lưu ý:
- Với người bệnh có triệu chứng sốt cao, khó thở, sắc mặt vàng: Bổ sung các thực phẩm như thịt bò, lươn, thịt thỏ, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang
- Với người bệnh bị sốt xuất huyết sau sinh, sau phẫu thuật: Ăn sữa ngựa, gan lợn, vừng đen, cá mực, long nhãn, đương quy, ngó sen chín…có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, an thần rất tốt với người bệnh.
- Với người bệnh cơ thể suy yếu do bệnh lâu ngày hoặc bị sốt do âm hư: Ăn các thực phẩm như chim bồ câu, thịt gà ác, thịt ếch, thịt rùa, ba ba, hàu, sò, trai, bào ngư, hải sâm, cá quả, vừng đen, yến sào…
- Người bệnh đang hoặc sau sốt: Ăn cháo loãng, táo, cần nước, cà tím, rau chân vịt, kỷ tử, đậu tương, dâu tây…
Đồ uống
Nước cam: Là đồ uống chứa nhiều vitamin và năng lượng giúp tiêu hóa, tăng lượng nước tiểu và tăng đề kháng của cơ thể giúp phục hồi nhanh
Nước lá đu đủ: Lá đu đủ có tác dụng rất tốt với người bệnh sốt xuất huyết. Có thể nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép lấy nước uống. Người bệnh sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép mỗi ngày vào sáng và tối.
Nước dừa: Uống nhiều nước dừa giúp bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước
Trà thảo dược: Có tác dụng giảm sốt, giảm triệu chứng của bệnh phải kể tới như trà gừng
Nước ép rau củ quả: Các loại nước ép rau củ quả trái cây tươi tốt cho người bệnh giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi đặc biệt là trái cây giàu vitamin C như dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ…
Trà rau muống hoa cúc:
- Rau muống 150g
- Cúc hoa 20 g
Rau muống nhặt cọng già và rửa sạch, cúc hoa rửa sạch. Sau đó, cho rau muống và cúc hoa vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước trong 20 phút. Sau đó, vớt bỏ bã và gạn lấy nước trong, cho thêm 50g đường trắng và nước rau muống, cúc hoa và đun lại cho đường tan hết. Nên uống nhiều lần trong ngày có tác dụng thanh nhiệt, chống xuất huyết.
Trà cùi dưa hấu kim ngân hoa:
- Vỏ dưa hấu 200g
- Kim ngân hoa 30g
Vỏ dưa hấu bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại cùi và thái miếng. Kim ngân hoa rửa sạch sau đó cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong 30 phút sau đó gạn bỏ bã lấy nước hòa cùng với 30g đường kính và uống làm nhiều lần trong ngày có tác dụng thanh nhiệt và cầm máu.
Tham khảm thêm: Dấu hiệu và cách phòng tránh sốt xuất huyết