Vỡ búi trĩ là một biến chứng hay gặp, là sự biểu hiện và tiến triển ngấm ngầm của bệnh trĩ, dẫn đến một bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ, đột ngột đau buốt hậu môn, kèm theo phù nề ngày một gia tăng theo mức độ đau, buộc bệnh nhân không thể cố tình bỏ qua.
Mục lục
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ, còn được gọi là lòi dom, là tình trạng các tĩnh mạch bị chùn dãn ở trực tràng và hậu môn. Đối với một số người, bệnh trĩ không gây ra triệu chứng gì đặc trưng. Nhưng đối với một số trường hợp khác, bạn có thể bị ngứa, rát, chảy máu và viêm nhiễm, đặc biệt là khi đi tiêu.
Có hai loại bệnh trĩ:
✔Bệnh trĩ nội phát triển bên trong trực tràng.
✔Bệnh trĩ ngoại phát triển xung quanh hậu môn.
Cả trĩ ngoại và trĩ nội đều có thể bị vỡ khi đã tích tụ quá đầy máu hay bị chèn ép mạnh từ bên ngoài.
➤ Xem đầy đủ: Hình ảnh các cấp độ của bệnh trĩ
Điều gì xảy ra khi một búi trĩ bị vỡ?
Khi một búi trĩ huyết khối trở nên quá đầy máu, nó có thể vỡ ra. Bạn có thể bị chảy máu trong một thời gian ngắn. Hãy nhớ rằng một bệnh trĩ huyết khối thường sẽ rất đau đớn trước khi nó bị vỡ ra. Tuy nhiên, một khi nó bùng phát, bạn có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm tức thì, do giải phóng được áp lực từ lượng máu tích tụ trong búi trĩ.
Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác như áp xe, rò hậu môn, nứt hậu môn… Vì vậy, điều quan trọng là khi có dấu hiệu chảy máu, bạn cần được chẩn đoán sớm để xác định đúng bệnh lý.
➤ Xem đầy đủ: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Chảy máu kéo dài bao lâu?
Chảy máu do trĩ vỡ có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, tình trạng này không nên kéo dài hơn 10 phút. Trong một số trường hợp, chảy máu có thể tiếp tục chảy giữa các lần đi tiêu.
Nên làm gì nếu búi trĩ bị vỡ?
Thông thường, với các trường hợp trĩ huyết khối, những cơn đau buốt mỗi ngày một tăng trong khoảng 3-5 ngày đầu, tiếp sau đó sẽ xuất hiện một mảng hoại tử khô trên bề mặt chỗ sưng tấy. Diện tích chỗ hoại tử loét ra và cục máu được bong ra ngoài cùng với sự chảy máu, sưng đau giảm dần. Bạn chỉ cần chăm sóc vết thương và giữ sạch sẽ trong khi đợi nó lành hẳn. Ngâm hậu môn trong nước ấm cũng có thể giúp tăng lưu lượng máu đến khu vực này, giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Cách ngâm hậu môn trong nước ấm
Ngâm hậu môn là biện pháp chữa lành không cần kê toa của bác sĩ. Một số người sử dụng biện pháp này thường xuyên như một cách để làm sạch hậu môn. Ngoài công dụng trong việc làm sạch, nước ấm còn giúp:
- tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn, thúc đẩy chữa bệnh nhanh hơn.
- làm giảm ngứa, kích thích hay những cơn đau nhẹ ở hậu môn.
- giảm đau hoặc ngứa ở vùng sinh dục.
Những lý do phổ biến khiến bạn muốn cân nhắc sử dụng phương pháp ngâm hậu môn trong nước ấm gồm:
- có phẫu thuật trên âm hộ hoặc âm đạo
- vừa mới sinh con
- có phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
- khó chịu vì bệnh trĩ
- táo bón, đi tiêu khó khăn
Cả trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần luôn luôn giám sát bé trong khi ngâm tắm.
Các bác sĩ đôi khi sẽ kê thêm thuốc để bạn ngâm tắm chung, ví dụ như povidone-iodine, có đặc tính kháng khuẩn. Hoặc bạn có thể thêm muối ăn, giấm hoặc baking soda vào nước để giúp làm dịu da. Nhưng bạn hoàn toàn có thể ngâm hậu môn chỉ bằng nước ấm.
Cách làm:
- Chuẩn bị một chậu nông, sạch để có thể ngâm ngập toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm.
- Đổ vào chậu nước vừa đủ ấm, nhưng không quá nóng để gây bỏng hoặc khó chịu. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách đặt một hoặc hai giọt nước trên cổ tay. Khi nhiệt độ đã phù hợp, hãy thêm bất kỳ chất nào mà bác sĩ khuyên dùng vào bồn tắm.
- Ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút.
- Nhẹ nhàng lau khô hậu môn bằng khăn sạch, không được chà xát mạnh để tránh tổn thương búi trĩ.
- Sau đó bạn cần vệ sinh bồn tắm thật kỹ và cất nơi khô ráo để dùng cho lần sau.
Lưu ý
Ngâm hậu môn trong nước ấm mang rất ít nguy cơ gây hại vì đó là một điều trị không xâm lấn. Các tác dụng phụ nếu có là nhiễm trùng hậu môn, nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Điều này có thể xảy ra nếu bạn chăm sóc vết thương không đúng cách và không vệ sinh chậu ngâm kỹ lưỡng.
Ngừng ngâm hậu môn và báo ngay với bác sĩ nếu cơn đau hoặc ngứa trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu hậu môn của bạn trở nên đỏ và sưng húp.
Nếu phương pháp ngâm này mang lại cho bạn sự dễ chịu, nhẹ nhõm, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thực hiện ba hoặc bốn lần mỗi ngày cho đến khi ngứa, kích thích hoặc các cơn đau được chữa lành. Sau khi bạn đã ngâm xong, bạn có thể ngay lập tức trở lại hoạt động bình thường, trừ khi có dặn dò khác từ bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm: Bị trĩ có nên đi xe đạp không?
Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn đi ngoài ra máu kéo dài hơn 10 phút, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem có nguyên nhân nào khác gây ra việc chảy máu không.
Bởi vì không phải tất cả chảy máu đều là do bệnh trĩ, vì vậy điều quan trọng là không nên tự chẩn đoán. Đôi khi, chảy máu có thể là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng hoặc ung thư hậu môn.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây ngoài chảy máu, bạn cũng cần báo ngay với bác sĩ:
- thay đổi kết cấu hoặc màu sắc của phân
- thay đổi thói quen đi tiêu
- giảm cân
- đau hậu môn
- sốt
- chóng mặt
- đau bụng
- buồn nôn hoặc nôn mửa
Biến chứng từ chảy máu búi trĩ
Đau đớn
Đau đớn thường xảy ra khi một búi trĩ nội phát triển lớn và bị kẹp bởi các cơ thắt hậu môn bên ngoài trong khi đi đại tiện. Khi điều này xảy ra, tắc nghẽn xảy ra và lưu lượng máu bị cản trở, gây ra sự siết chặt. Tình trạng này gây ra nỗi đau đớn vô cùng. Chế độ điều trị kịp thời hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là bắt buộc tại thời điểm này. Một nguyên nhân khác là khi búi trĩ chảy máu bị nhiễm trùng và hình thành mủ, cũng có thể dẫn đến đau đớn đáng kể.
Thiếu máu thiếu sắt
Chảy máu nghiêm trọng từ búi trĩ có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, đó là tình trạng số lượng hồng cầu của cơ thể giảm đi quá ít do thiếu sắt. Điều này thường xảy ra khi mất máu kéo dài, mặc dù mất máu đáng kể do trĩ là rất hiếm.
Huyết khối
Máu trong các tĩnh mạch bị sưng phồng có thể hình thành cục máu đông, sau đó có thể được vận chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra huyết khối. Huyết khối có thể nguy hiểm vì nó có thể tồn tại ở tứ chi, gây đau và tắc nghẽn tuần hoàn. Nguy hiểm hơn khi cục máu đông được vận chuyển lên não, gây đột quỵ và cuối cùng là tử vong. Bệnh trĩ với cục máu đông thường cần can thiệp phẫu thuật để tránh các biến chứng gây tử vong có thể xảy ra.
Hoại thư
Búi trĩ có thể hạn chế lưu lượng máu đến các mô xung quanh, do đó làm mất oxy cần thiết để nuôi dưỡng các mô. Chính lưu lượng máu trong búi trĩ có thể bị tắc nghẽn, điều này có thể dẫn đến toàn bộ búi trĩ bị bong ra, để lại vết loét. Do thiếu oxy, các mô xung quanh có thể chết và biến thành màu đen, gây ra hoại thư.
Máu từ một búi trĩ vỡ có thể trông rất đáng sợ, nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, một búi trĩ chứa đầy máu sẽ dẫn đến những cơn đau cấp khi bùng phát. Cơn đau này đủ nghiêm trọng đến mức hầu hết mọi người đều tìm cách điều trị trước búi trĩ bị vỡ.
Nếu bạn không có bất kỳ cơn đau bất thường nào khi đi ngoài ra máu, đó có thể chỉ là một búi trĩ thông thường. Trong trường hợp đó, những biện pháp khắc phục tại nhà có thể được áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kể nếu bạn thực hiện đúng theo tư vấn của các bác sĩ.