Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một chứng rối loạn gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy…đây cũng là các biểu hiện của bệnh đại tràng. Các triệu chứng này có thể được giảm thiểu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc để điều trị.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích là gì?
Hiện chưa có kết luận chuẩn xác về nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích. Xét về cơ chế bệnh sinh, có thể chia thành 3 nhóm nguy cơ chính:
Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa: Các bức thành của ruột được lót bằng lớp cơ, co bóp ở một nhịp phối hợp khi chúng thực hiện chức năng vận chuyển thức ăn. Trong hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường, gây ra các triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
Rối loạn nhu động ruột: Nhu động ruột hoạt động không đều, lúc tăng quá mức thì gây ỉa chảy, giảm quá mức thì gây táo bón.
Sự nhạy cảm bất thường của hệ thống thần kinh ruột: Sự bất thường của hệ thống thần kinh ruột làm cho ống tiêu hóa dễ bị kích thích. Khi hệ thần kinh trung ương bị kích động bởi các yếu tố như: stress, lo lắng, áp lực công việc… sẽ tác động ngược trở lại hệ thần kinh ruột, làm cho ống tiêu hóa dễ bị kích thích.
Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng ruột kích thích
Rối loạn chức năng tiêu hóa:
Bệnh có những biểu hiện về rối loạn chức năng tiêu hóa như: đau bụng, khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, táo bón….
Triệu chứng ở phần trên ống tiêu hóa:
Buồn nôn hoặc nôn tái phát, có cảm giác có cục vướng ở họng.
Triệu chứng ở phần dưới ống tiêu hóa:
Triệu chứng chủ yếu liên quan đến chức năng đại tràng (táo bón hoặc ỉa chảy), do vậy HCRKT hay được gọi là đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng.
Căng thẳng thần kinh:
Rối loạn tâm lý, lo lắng, trầm cảm…
Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi
Hầu hết những trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích đều không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích thích. Hầu hết chúng ta chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh cho thuyên giảm
Hiện nay, sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu là điều trị theo triệu chứng. Cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc. Cụ thể như sau:
Thuốc chống tiêu chảy:
- Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
- Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
Thuốc chống táo bón:
Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
Thuốc chống đau:
Hầu hết những người mắc hộ chứng ruột kích thích đều càm thấy đau bụng, khó chịu. Trường hợp này có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
Đau sau ăn:
dicyclomine, dicycloverine (kremil-S); chống co thắt uống spasmaverine; thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel), thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt giảm triệu chứng ruột kích thích
Song song với việc dùng thuốc trên để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt để nâng cao sức khỏe và tốt cho bệnh, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh:
Cần chú ý:
- Tránh các thực phẩm gây đầy bụng, chướng hơi như cải bắp, bông cải, hành, tỏi, trái cây nếu bạn đang gặp phải triệu chứng này
- Kiêng các thức ăn làm bệnh trở lên trầm trọng như: rượu bia, hạn chế đồ uống có ga và các chất kích thích như cà phê, nước chè đặc. Những loại thức ăn này gây kích thích niêm mạc ruột khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị khiến người bệnh khó tiêu hóa
- Các loại bánh kẹo, trái cây quá ngọt hoặc uống sữa chứa lactose khiến người bệnh dễ bị tiêu chảy trầm trọng hơn nên cần được hạn chế.
Tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa
- Thực phẩm giàu chất xơ:
- Cung cấp dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể
- Chế độ sinh hoạt: ăn đúng giờ, đủ bữa…
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi: Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì? Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Đông Y, hoặc để phòng và ngăn ngừa bệnh hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa,