Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Chảy máu âm đạo khi mang thai

Chảy máu âm đạo khi mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ là điều rất đáng quan tâm nhưng không luôn luôn có nghĩa là bạn bị sẩy thai. Sẩy thai xảy ra trong khoảng 10% đến 20% các trường hợp có thai.

Chảy máu âm đạo khi mang thai 1

Xem thêm:

  • Dấu hiệu có thai
  • omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
  • Vitamin A – Bà bầu cần biết
  • DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
  • Khám tiền sản trước khi mang thai
  • Bà bầu không nên ăn gì

Khi thai kỳ của bạn vẫn tiến triển sau lần chảy máu âm đạo khi mang thai, thì việc xuất huyết khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu chảy máu âm đạo khi mang thai là do sẩy thai, không có chữa trị hoặc liệu pháp nào có thể ngăn chận việc sẩy thai khỏi xảy ra.

Tuy vậy, điều quan trọng là bạn cần phải đến gặp chuyên viên y tế vì:

♦♦ Bạn có thể cần được thử máu nếu họ chưa biết nhóm máu của bạn và một số nhóm máu có thể cần đến chữa trị

♦♦ Bạn có thể cần đến chăm sóc khẩn cấp nếu chảy máu âm đạo khi mang thai trầm trọng và bạn bị đau và bị vọp bẻ

♦♦ Có thể mang thai lạc vị trí, có nghĩa là cái thai lớn dần bên ngoài tử cung và thường là trong ống dẫn trứng. Nên luôn coi chừng việc này khi bạn bị chảy máu và đau bụng vào giai đoạn sớm của thai kỳ và đây là tình trạng trầm trọng, có nghĩa là bạn cần gặp bác sĩ lập tức. Chỉ khoảng 1% vụ có thai là ngoài tử cung, với nhiều lý do khác nhau, nhưng nếu bạn bị chảy máu âm đạo khi mang thai và đau bụng thì cần chẩn đoán để loại trừ khả năng này vì việc này rất nghiêm trọng.

Các nguyên nhân khác của việc chảy máu âm đạo khi mang thai

Thường là không tìm ra nguyên nhân chảy máu âm đạo và thai kỳ vẫn diễn tiến bình thường.

Có thể khi thụ thai, trứng đã thụ tinh bám vào vách tử cung và gây chảy máu, hay còn gọi là máu báo thai.

Các nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến thai kỳ có thể cũng dẫn đến  chảy máu âm đạo khi mang thai chẳng hạn như các khối u (polyps) lành tính và các vấn đề cổ tử cung.

Thông thường, nếu việc  chảy máu âm đạo khi mang thai chấm dứt và siêu âm thai nhi bình thường thì không cần kiểm tra thêm. Nếu xuất huyết tiếp tục thì có thể cần đến dò khám và thử nghiệm thêm. Xuất huyết sớm khi mang thai mà không dẫn đến sẩy thai thì sẽ không gây tổn hại gì đến thai nhi.

Cần khám gì khi chảy máu âm đạo trong thai kỳ xảy ra?

Khám trong

Có thể hữu ích trong một số tình huống để kiểm tra:

♦♦ Các nguyên nhân dễ thấy trong việc  chảy máu âm đạo khi mang thai

♦♦ Nguyên nhân hiển nhiên gây đau (chẳng hạn như cục máu đông ở cổ tử cung)

♦♦ Để thẩm định kích cỡ tử cung đối chiếu với tuổi thai đã biết khi tính ngày.

Siêu âm

Việc dò Siêu âm khá hữu ích và thường được thực hiện sau khoảng 6 tuần. Trước tiên, điều này giúp cho biết rằng thai nằm trong tử cung, và không phải có thai ngoài tử cung (là điều rất nguy hiểm). Có thể thấy tim của thai nhi từ khoảng 6 tuần khi dò âm đạo, và việc này không gây hại cho thai nhi. Dụng cụ dò được đặt vào âm đạo, có cảm giác tương tự như khi khám trong, và cho thấy hình ảnh rõ rệt hơn là dò trên bụng.

Thử máu

Thử máu được dùng để xem mức nội tiết tố thai kỳ (HCG) có thích đáng với giai đoạn thai kỳ của bạn không (dựa vào thời điểm bạn có kinh lần chót). Thường thử nghiệm cần được lập lại nhằm kiểm tra mức nội tiết tố có tăng bình thường không.

Bạn cũng có thể cần được thử máu để kiểm tra nhóm máu. Nếu bạn biết nhóm máu của mình, hãy cho nhân viên y tế biết.

Thử nước tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là điều thường gặp trong thai kỳ và có thể gây ra các vết máu trong nước tiểu.

Chăm sóc sau khi chảy máu âm đạo trong thai kỳ xảy ra

Trước tiên, khía cạnh quan trọng nhất của việc chăm sóc khẩn cấp là nhằm để đảm chắc bạn được an toàn và ổn định và kiềm chế cơn đau nếu có.

Việc theo dõi kế tiếp, hoặc bạn cần gặp chuyên viên nào và làm gì sau đó, tùy vào tình huống cá biệt của bạn.

Chăm sóc sau khi chảy máu âm đạo trong thai kỳ xảy ra 1

Khi thai kỳ được xem là vẫn tiếp tục:

Nếu kết quả thử nghiệm của bạn là bình thường hoặc không xác định được và việc chảy máu âm đạo khi mang thai đã ngừng hoặc giảm thiểu, thì không cần đến chữa trị tích cực hoặc thay đổi gì đến sinh hoạt thường ngày, ngoại trừ nên tránh vận động mạnh.

Không nên dùng băng vệ sinh dạng que (tampons) trong lúc hoặc sau khi sẩy thai hoặc sau khi sẩy thai hụt, vì có phần nào nguy cơ nhiễm trùng.

Quan hệ tình dục vẫn được nếu bạn cảm thấy dễ chịu. Quan hệ tình dục sau chảy máu âm đạo khi mang thai hoặc đau bụng không cho thấy làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Nếu đã được chẩn đoán là sẩy thai ra hết hoặc chưa ra hết:

Nếu bạn đã bị sẩy thai ra hết hoặc chưa ra hết, bác sĩ hoặc y tá sẽ cho bạn biết các chọn lựa khả hữu. Họ sẽ cung ứng thông tin để giúp bạn cân nhắc và quyết định.

Bạn nên gặp Bác sĩ khi

Dù tình huống của mình như thế nào, bạn cần chuẩn bị đối với sự việc thay đổi.  chảy máu âm đạo khi mang thai trầm trọng và đau như vọp bẻ là có nguy cơ sẩy thai. Hãy đến Khu Cấp cứu khi:

♦♦  Chảy máu âm đạo khi mang thai trở nên trầm trọng (2 miếng băng ướt mỗi giờ và/hoặc có các cục máu đông lớn, cỡ đồng xu)

♦♦ Đau bụng dữ dội hoặc giống như vọp bẻ nhất là nếu lan tới vai

♦♦ Bạn cảm thấy không khỏe và sốt hoặc run rẩy (lạnh)

♦♦ Bạn cảm thấy choáng váng hoặc mệt lả

♦♦ Chất dịch tiết ra từ âm đạo.

Thai kỳ và các vấn đề trong thai kỳ có thể làm bạn rất lo lắng và điều này là bình thường.  Chảy máu âm đạo khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên cho biết có thai và bạn phải cùng một lúc vừa biết mình có thai và có nguy cơ sẩy thai. Đó là các cảm giác và tư tưởng phức tạp và bạn nên tìm thêm sự hỗ trợ tinh thần và tâm lý từ gia đình và bạn bè để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

 

Tuan Nguyen Minh - 21/04/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ , Phụ nữ mang thai , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Một số thay đổi ở vùng ngực người phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú
  • Mọi điều “quá” đều không tốt cho bà bầu
  • Sản phụ bị tử vong vì lý do gì?
  • Những ảnh hưởng của rối loạn ăn uống tới việc thai sản

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Thông tin hữu ích
  • Tiểu nhiều lần là bệnh gì?
  • Thực đơn cho người bệnh sốt xuất huyết

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn