Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Những hiểu biết cần thiết khi đi lễ chùa

 1

Những hiểu biết cần thiết khi đi lễ chùa

Tinh thần cầu khấn ở chùa

Chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Việt từ rất lâu đời. Theo truyền thống Phật giáo, trong các ngày mùng 1, ngày Rằm hay ngày lễ tết hoặc những ngày trọng đại, Phật tử nói chung và những người có tín tâm với Phật thường đến chùa cầu khấn hay để hưởng không khí bình an nơi cửa chùa. Nhờ vào sự từ bi, trí tuệ vô biên của chư Phật, chư Bồ tát và chư Hiền Thánh, các mong ước thiện lành của bạn đều có thể trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, việc cầu khấn ở chùa không nên hiểu rằng cứ cầu là được Phật ban mà không cần hiểu đến khía cạnh nhân quả trong mọi việc.

Vì sao lại như thế? Đức Phật từng dạy: “Mọi việc đều do nhân quả vận hành”, nếu chỉ cần đến chùa để cầu là Phật sẽ ban cho ngay thì chẳng khác gì việc Đức Phật phủ nhận chính quy luật nhân quả vận hành trong toàn vũ trụ này? Việc cầu khấn ở đây đi kèm với sự thành tâm kính Phật, sám hối lỗi lầm và hướng đến những điều tốt đẹp, vì tha nhân chứ không chỉ vì mình, gia đình mình.

Bên cạnh đó là cách sống thường gieo nhân tốt lành trong hành động, suy nghĩ, lời nói sẽ là nhân lành giúp cảm ứng với tâm Phật; qua đó việc cầu khấn sẽ trở nên linh nghiệm. Nếu việc cầu khấn chỉ vì cá nhân mình, không nghĩ cho người khác, không đi kèm với việc gieo nhân tốt thì khó mà cảm ứng với tâm Phật, khó trở thành hiện thực.

Tinh thần cầu khấn ở chùa 1Không phải cứ cầu là được Phật ban mà phải hiểu nhân quả trong mọi việc

Vật phẩm dâng cúng lên Tam Bảo

Không cần quá cầu kỳ nhưng lễ vật đi chùa cần phải thanh tịnh, sạch sẽ.

– Vật phẩm dâng lên Tam Bảo tại chùa chỉ cần sắm lễ chay.

Ví dụ như: hoa, quả, oản phẩm, xôi chè, hương, bánh kẹo,… không nên sắm đồ ăn mặn như thịt, giò, chả,…

– Không sắm tiền âm phủ hay đồ vàng mã để dâng lễ Phật ở chùa.

– Tiền âm phủ hay vàng mã nói chung không thực sự có tác dụng gì mà còn làm ô nhiễm môi trường, gây tốn kém tiền bạc và tăng thêm bám chấp của con người khi không hiểu ý nghĩa thực sự của việc cầu khấn mà cho rằng cúng tiền nhiều thì được lộc nhiều.

– Không đặt tiền thật lên các ban thờ, lên tượng Phật, tượng Thánh thần tại chùa như vậy là bất kính. Nếu thành tâm cúng dường tiền thật thì có thể cho vào hòm công đức của chùa để đóng góp xây dựng chùa, hỗ trợ kinh phí cho chư tăng sư tu hành chân chính. Không nhất thiết phải đổi tiền lẻ 500 đồng hay 1000 đồng khi đi chùa.

– Hoa dâng lễ Phật không nhất thiết cứ phải loại đắt tiền, chỉ cần hoa đẹp, tươi tắn, xếp đặt ngay ngắn thể hiện tấm lòng thành kính với Phật là được.

– Ngoài ra, khi đến chùa dâng hương lễ Phật tốt nhất nên giữ thân tâm bình an, hoà nhã, tránh cãi cọ bất hoà.

Vật phẩm dâng cúng lên Tam Bảo 1

Hoa sen dâng cúng Phật

Trình tự cầu khấn ở chùa

Trình tự này không bắt buộc, chỉ mang tính chất tham khảo cho Quý vị. Nếu chùa có thờ cúng thêm các ban như ban Đức ông, ban Mẫu, Tứ phủ thì trình tự cầu khấn như sau:

  1. Đặt lễ vật đã sắm lên ban thờ Phật, Bồ tát đầu tiên và thắp hương (nếu chùa cho phép thắp hương).
  2. Đặt lễ vật đã sắm và thắp hương làm lễ tại ban Thánh thần như ban thờ Đức Ông, ban thờ Mẫu…
  3. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

VĂN KHẤN LỄ PHẬT

Quy y

Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là thần thánh và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau:

Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ

Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya) Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya) Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya)

Khấn nguyện

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát

Con kính lễ chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ pháp và chư Hiền Thánh Tăng.

Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Con tên là:…

Con xin sắm sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành kính, biết ơn các Ngài đã bảo vệ và che chở cho con và gia đình trong suốt năm vừa qua.

Đệ tử lâu đời, nhiều kiếp nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, con thành tâm sám hối tất cả những điều xấu con đã vô tình hoặc cố ý gây ra từ trước đến nay do kết quả của tham, sân, si; con quyết tâm sẽ hạn chế và giải trừ chúng.

Con cầu xin các Ngài bảo vệ và giúp đỡ cho con, gia đình con và chúng sinh khắp nơi tâm không phiền não, thân không bệnh tật, mọi sự hanh thông, luôn được thấm nhuần ơn Phật pháp. Cầu mong cho tai qua nạn khỏi, điều lành thường đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia đình mạnh khỏe, trên thuận dưới hòa, an khang thịnh vượng.

Cầu mong cho quốc thái dân an, nhà nhà mạnh khỏe, vui hưởng thái bình.

Con xin nương tựa Tam Bảo, thường làm điều lành, tránh xa điều ác, tin sâu nhân quả, tích tập công đức và tăng trưởng trí tuệ.

Con xin sám hối tất cả những điều xấu con đã vô tình hoặc cố ý gây ra từ trước đến nay do kết quả của tham, sân, si; con quyết tâm sẽ hạn chế và giải trừ chúng.

Con xin nương tựa Tam Bảo, thường làm điều lành, tránh xa điều ác, tin sâu nhân quả, tích tập công đức và tăng trưởng trí tuệ.

Đọc thần chú Quán Thế Âm Bồ tát

Đọc 3 lần hoặc 7 lần hoặc 21 lần hoặc càng nhiều càng tốt

OM MANI PADME HUM

(Đọc là Ôm ma ni pê mê hung hoặc ôm ma ni pat mê hum)

Đọc thần chú Quán Thế Âm Bồ tát 1

Đức Quán Thế Âm

Hồi hướng công đức

Con xin hồi hướng tất cả các công đức con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong tất cả các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh, trong đó có:… (nêu tên cụ thể những người mà bạn muốn hồi hướng, ví dụ như: Gia đình con gồm: Bố Nguyễn Văn A, mẹ Phạm Thị B… hoặc nếu không nhớ họ tên thì chỉ cần nhắc đến như bác hàng xóm, cô bán thịt đầu ngõ và nghĩ tới họ là được).

Cầu mong cho những người còn sống được mạnh khỏe, hạnh phúc, người đã mất có tái sinh tốt đẹp, tất cả đều gặp được các duyên lành dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

Lưu ý: Muốn việc cầu khấn dễ thành tựu thì nên phóng sinh cùng ngày hoặc trước/sau một ngày và hồi hướng công đức cho việc đó được thuận lợi.

Theo quanambotat.vn

 

Tuan Nguyen Minh - 19/03/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang gia đình , Kiến thức gia đình

Bài viết liên quan

  • Khi vợ chồng bất đồng, cãi vã: nên làm gì phù hợp
  • Có nên phá thai để có tương lai tốt đẹp hơn?
  • Văn khấn Lễ Tạ Mộ
  • Kỹ năng cần thiết trước khi bước vào hôn nhân
  • Tặng quà gì cho cô giáo của con nhân ngày 20/10?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn