Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Văn khấn Lễ Tạ Mộ

(Dùng khấn cả ở nhà và tại mộ)

Phần mộ được quan niệm là “nhà” của người đã khuất nên thường được con cháu sửa sang sạch, đẹp để đón Tết Nguyên đán bằng lễ tạ mộ – có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và mời tổ tiên “về” đón Tết. Lễ tạ mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hoá của người Việt, là cách để con cháu “giao lưu” với tổ tiên, cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Tạ mộ không chỉ tạ “các cụ” nhà mình, mà nên hiểu đẩy đủ là tạ ơn Phật, thánh, quan thần linh bản địa, chư vị tôn Thần… đã cho các cụ “nương nhờ” mảnh đất đó. Tạ mộ là thể hiện lòng hiếu, là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân chứ không phải là để biến thành cơ hội trưng diện khoe mẽ với người đời hay thực hiện các thủ tục mê tín dị đoan.

Văn khấn Lễ Tạ Mộ 1

Quy y
Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là thần thánh và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau:

Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ

Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya) Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya) Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya)

Khấn nguyện
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát

Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh cùng chư vị tôn Thần cai quản khu nghĩa trang… và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất của dòng họ…

Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Con tên là:…

Con xin sắm sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành kính, biết ơn các Ngài đã bảo vệ và che chở cho hương linh có phần mộ tại đây là… trong suốt năm vừa qua. Con cũng xin được mời hương linh về với gia đình đón mừng năm mới để con cháu có cơ hội tỏ lòng hiếu kính.

Con xin sám hối tất cả những điều xấu con đã vô tình hoặc cố ý gây ra từ trước đến nay do kết quả của tham, sân, si; con quyết tâm sẽ hạn chế và giải trừ chúng.

Con xin nương tựa Tam Bảo, thường làm điều lành, tránh xa điều ác, tin sâu nhân quả, tích tập công đức và tăng trưởng trí tuệ.

Đọc thần chú Quán Thế Âm Bồ tát (3 lần hoặc 7 lần hoặc 21 lần hoặc càng nhiều càng tốt)

OM MANI PÊ MÊ HUNG

Hồi hướng công đức
Con xin hồi hướng tất cả các công đức con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, trong tất cả các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh, trong đó có hương linh… và các hương linh có phần mộ tại khu nghĩa trang này. Cầu mong cho các hương linh sớm có tái sinh tốt đẹp, gặp được các duyên lành dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

Lưu ý: Muốn việc cầu khấn dễ thành tựu thì nên phóng sinh cùng ngày hoặc trước/sau một ngày và hồi hướng công đức cho việc đó được thuận lợi.
Tuan Nguyen Minh - 01/04/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Thuê kiến trúc sư thiết kế nhà
Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang gia đình , Kiến thức gia đình

Bài viết liên quan

  • Khi vợ chồng bất đồng, cãi vã: nên làm gì phù hợp
  • Có nên phá thai để có tương lai tốt đẹp hơn?
  • Những hiểu biết cần thiết khi đi lễ chùa
  • Kỹ năng cần thiết trước khi bước vào hôn nhân
  • Tặng quà gì cho cô giáo của con nhân ngày 20/10?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn