Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với căn bệnh xơ gan cổ trướng, một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy điều trị xơ gan cổ trướng như thế nào cho hiệu quả, dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị xơ gan cổ trướng mang lại hiệu quả cao mọi người cùng tham khảo
Xơ gan cổ trướng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm
Người bệnh xơ gan cổ trướng vẫn có thể được điều trị khỏi bệnh thông qua việc áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học. Trong đó, việc tìm ra thuốc và phương pháp điều trị căn bệnh xơ gan cổ trướng này đang là mối quan tâm hàng đầu.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và giải đáp những thắc mắc, giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu quá trình điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.
Thế nào là bệnh xơ gan cổ trướng?
Như các bạn đã biết, xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Đây cũng được coi là một căn bệnh mãn tính về gan khá nghiêm trọng.
Bệnh là do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan gây biến dạng cấu trúc của gan. Xơ gan cổ trướng gây tổn thương gan và biểu hiện ra toàn thân.
Khi các chức năng gan bị vô hiệu hóa cũng là lúc cơ thể không thể đào thải được chất độc ra ngoài. Về dài sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận động trong cơ thể.
Dựa theo diễn biến trong quá trình phát triển, bệnh được chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn muộn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà có các biểu hiện cụ thể khác nhau.
Nguyên nhân nào gây bệnh xơ gan cổ trướng
Bao gồm nguyên nhân do gan và ngoài gan
- Các nguyên nhân xơ gan cổ trướng do gan bao gồm: nghiệm rượu, viêm gan vi rút, suy dinh dưỡng, suy gan cấp tính, bệnh gan nhiễm mỡ,… gây nên.
- Nguyên nhân xơ gan cổ trướng ngoài gan bao gồm: suy tim, hội chứng thận hư, rối loạn tuyến tụy gây nên.
Biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng
Có thể dễ dàng nhận biết bệnh xơ gan cổ trướng qua một số biểu hiện rõ rệt thông thường như : Người bị phù, bụng bang (bụng phình to).
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà có những biểu hiện nhận biết khác nhau:
- Đối với giai đoạn bắt đầu: lúc này chức năng gan vẫn chưa suy giảm nhiều nên các triệu chứng thường không rõ ràng. Người bệnh có thể nhận biết qua một số biểu hiện nhẹ về rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon, tiêu lỏng, đầy bụng, buồn nôn và nôn; các biểu hiện cơ thể mệt mỏi và đau nhẹ ở vùng bụng.
- Sang giai đoạn toàn phát: chức năng gan suy giảm hơn nhiều biểu hiện qua các triệu chứng rõ rệt về rối loạn tiêu hóa, các cơn đau bụng rõ rệt hơn, người mệt mỏi kéo dài, sút cân, vàng da; các biểu hiện giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay sưng to, có các hiện tượng chảy máu chân răng, mũi, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài và các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh hồi hộp, tê bì chân tay, cổ chân bị phù,…
- Giai đoạn cuối: các biểu hiện nêu trên trở nên rõ rệt, cộng thêm với các biểu hiện về tăng áp lực tĩnh mạch rõ rệt như cổ trướng, da bụng bóng, đi tiểu rất ít, khó thở, người gầy, da vàng sậm; các biểu hiện về tình thần như hưng phấn, hốt hoảng thất thường, hôn mê gan,…
Nên đọc: Bệnh xơ gan có nguy hiểm không?
Dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng tức là người bệnh đã rơi vào tình trạng nặng, thậm chí tử vong bất cứ lúc nào nếu xảy ra biến chứng nhiễm trùng hay vỡ tĩnh mạch thực quản. Do đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
– Chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ
– Hạn chế tối đa dầu, không ăn mỡ động vật.
– Ăn nhiều chất xơ hơn như trái cây, rau củ tươi, hay viên chất xơ tổng hợp sao cho đi tiêu từ 2 – 3 lần/ngày.
– Không ăn thực phẩm nhiều sắt như: thịt đỏ, gan, huyết… vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan.
– Ăn sữa chua có thể giúp hóa giải ammoniac
– Nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn.
– Tuyệt đối không dùng trà, cà phê
– Không ăn mắm, muối, cá khô, thức ăn đóng hộp để cơ thể không bị ứ muối natri
– Hạn chế thịt cá, trứng gà, vịt, sữa; ăn nhiều đậu hủ, uống sữa đậu nành…
– Nước uống 1 – 1.5 lít / ngày, bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây …
– Nếu bụng báng nhiều nên nằm nghỉ để thận có thể lọc được tốt hơn.
Nên đọc: Phác đồ điều trị bệnh xơ gan
Cách điều trị xơ gan cổ trướng hiện nay
- Bệnh xơ gan cổ trướng là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên căn bệnh này không phải là không thể chữa khỏi. Nếu được chú ý phát hiện sớm và điều trị, người bệnh sẽ có cơ hội được chữa khỏi nhanh chóng.
- Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp và loại thuốc chữa trị bệnh xơ gan cổ trướng. Và trong hàng loạt các phương pháp ấy, phương pháp điều trị bằng công nghệ tế bào gốc và các bài thuốc dân gian được áp dụng đối với hầu hết người bệnh.
>> Xem thêm: Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
Phương pháp và cách điều trị xơ gan cổ trướng bằng công nghệ tế bào gốc
- Phương pháp điều trị bệnh bằng công nghệ tế bào gốc được xem là ưu việt và có triển vọng nhất hiện nay. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng khá phổ biến và đem lại kết quả cao hơn hẳn so với cách điều trị truyền thống. Người bệnh sẽ không cần phải dùng đến thuốc hay phẫu thuật mà vẫn có thể chữa khỏi bệnh.
- Phương pháp công nghệ tế bào gốc áp dụng chữa trị cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng được thực hiện bằng cách: các tế bào đơn nhân trong máu nguời bệnh sẽ được tách ra và chuyển hóa thành tế bào bua thông qua việc nuôi cấy đặc biệt.
- Sau khi được nuôi cấy, số lượng tế bào tăng lên rất nhiều, các bác sĩ sẽ sử dụng để truyền lại vào cơ thể người bệnh nhằm tiêu diệt những tổ chức có dấu hiệu bất thường trong gan và máu cũng như làm tăng khả năng nhận biết các tổ chức xơ hóa, ung thư để có hướng đối phó kịp thời.
- Phương pháp điều trị này có ưu điểm rất lớn là mang lại hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng phục hồi chức năng gan. Bên cạnh đó, những tổn thương còn sót lại sau khi thực hiện rất ít và đơn giản, hầu hết không gây hại cho cơ thể.
Thuốc nam điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Hiện nay, các bài thuốc Đông y điều trị bệnh xơ gan cổ trướng được áp dụng khá phổ biến bởi người bệnh.
Với ưu điểm các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên, có thể áp dụng lâu dài, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc phổ biến dưới đây.
Tuy nhiên đối với mỗi bệnh nhân một sẽ phù hợp với một loại thuốc khác nhau, tùy theo cơ địa của mỗi người. Chính vì thế bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bài 1:
- Nguyên liệu: cây chó đẻ răng cưa, quả dứa dại (dùng cả tươi 300g và khô 100g), cây bông mã đề tươi (50g), củ tam thất (xay thành bột mịn).
- Cách dùng: Bạn lấy 3 vị thuốc gồm cây chó đẻ, dứa dại và bông mã đề cho vào cùng với 2 lít nước, sắc cho tới khi còn ½ lượng nước thì dùng lại. Bạn chia số thuốc thành 3 phần dùng để uống 2 lần bào ban ngày và 1 lần vào ban đêm. Với mỗi lần uống, người bệnh hòa thêm vào thuốc khoảng 2g bột tam thất. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng.
Bài 2:
- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh (nguyên liệu khô khoảng 70g, nguyên liệu tươi khoảng 200g), 3 vỏ quả cau (hay còn gọi là đại phúc bì),30g hạt cây bông mã đề,50g hạt đậu đen đã được sao vàng
- Cách dùng: cho tất cả các nguyên liệu vào sắc với nước cho đến khi còn 1/3 nước thì dừng lại, chia ra 2 lần để uống trong ngày.
Các bài thuốc trên có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh như một mỏi, trướng bụng, khó thở. Các bài thuốc Đông y không có tác dụng trị dứt điểm căn bệnh này mà chỉ phối hợp điều trị làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, do gan người bệnh vốn dĩ đã yếu, nay lại phải chuyển hóa nhiều loại thuốc nữa sẽ làm cho gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Do vậy mà tùy từng mức độ của bệnh mà người bệnh xơ gan cổ trướng có nên áp dụng các bài thuốc dân gian hay không. Giải pháp cần thiết lúc này là phải tăng cường chức năng gan, giải độc gan, giảm các thương tổn ở tế bào gan, giải độc gan bằng cách tham khảo sử dụng kết hợp sử dụng thuốc Tây với các sản phẩm từ thảo dược đã được nghiên cứu bài bản, kĩ lưỡng, chứng minh có công dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan. Điển hình trong đó là sản phẩm chiết xuất từ cây Cà gai leo. (Chi tiết: Tác dụng của cà gai leo)
Cà gai leo trong dân gian từ lâu đã được ưa chuộng trong việc chữa bệnh nóng gan, gan yếu. Đặc biệt, đồng bào dân tộc vùng cao coi cây này là “tiên dược” dùng để trị các trường hợp bệnh gan vàng da, chướng bụng, giúp người bệnh khỏe hơn bằng cách sắc 60g Cà gai leo khô uống thay nước hàng ngày. Từ công dụng dân gian, tới nay đã có 2 công trình khoa học cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ và hơn 100 nghiên cứu về Cà gai leo với các tác dụng trên bệnh lý về gan. Tất cả đều khẳng định cho đến nay chưa có một thảo dược nào có công dụng vượt trội đến như thế.
- Cà gai leo chứa hoạt chất quý giá glycoalkaloid là hoạt chất duy nhất chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen qua các nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ năm 1987 đến năm 2000. Đối với người xơ gan cổ trướng, việc ức chế xơ gan tiến triển này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm kìm hãm các biến chứng của bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
- Với người bị xơ gan cổ trướng là biến chứng của bệnh viêm gan virus B thì mục tiêu điều trị là vừa phải ngăn chặn xơ gan tiến triển, vừa phải giảm nồng độ virus trong máu. Về điều này, Cà gai leo tỏ ra đặc biệt nổi trội hơn cả. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B tại Bệnh viện 103 đã nhận định cho đến nay đây là cây thuốc duy nhất có thể làm âm tính viêm gan virus. Cụ thể, người bệnh uống thuốc bào chế từ Cà gai leo trong 2 tháng đã cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh, men gan trở về bình thường. Sau 3 tháng sử dụng Cà gai leo, nồng độ virus trong máu giảm nhanh, thậm chí có bệnh nhân đã mất hoàn toàn virus trong máu.
- Ngoài ra, Cà gai leo còn có tác dụng giải độc gan, cải thiện chức năng gan, hạn chế hủy hoại tế bào gan nên giúp người xơ gan cổ trướng giảm áp lực cho gan, bảo vệ các tế bào gan khỏe mạnh.