1. Toa rượu bổ Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Đây là toa rượu sâm bổ cực kỳ nổi tiếng tại Trung Quốc, được chủ tịch Mao thường xuyên dùng để duy trì sức khoẻ của mình cho đến khi ông qua đời ở tuổi 84.
Sha Shen – Nam sa sâm 15 gr
Shu Di – Thục địa 9 gr
Rou Gui – Cành quế 6 gr
Chen Pi – Trần bì 9 gr
Qiang Huo – Khương hoạt 6 gr
Gou Ji – Câu kỷ 9 gr
Fu Ling – Phục linh 6 gr
Fang Feng – Rễ phòng phong 6 gr
Suan Zao Ren – Toan táo nhân 15 gr
Yu Zhu – Ngọc trúc thơm 6 gr
Du Zhong – Đỗ trọng 9 gr
Mu Gua – Mộc qua 9 gr
Chuan Xiong – Xuyên khung 6 gr
Wei Ling Xiang – Uy linh tiên 6 gr
Da Zao – Đại táo 6 gr
Qian Huo – Khương hoạt 6 gr
Bai Shao – Bạch thược 9 gr
Gan Cao – Rễ cam thảo 9 gr
Qin jiao – Tần giao 6 gr
Da Hui – Sao hồi 9 gr
Niu xi – Ngưu tất 9 gr
Xu duan – Tục đoạn 6 gr
Đường 200 gr
Cách thực hiện (Hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh)
2. Nhâm sâm tươi ngâm rượu
Sâm được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học Trung Quốc, Hàn Quốc cũng như các nước có nền Đông y phát triển để bồi bổ cơ thể, tăng sức chịu đựng dẻo dai, đặc biệt dùng cho nam giới. Từ xa xưa, nhân sâm đã được sử dụng như là thần dược hiệu trị nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập…
Cách thực hiện (Hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh)
3. Rượu sâm cau
Sâm cau được ưa chuộng từ hàng nghìn năm qua trên các vùng đồng bào dân tộc miền núi để trị các trường hợp vô sinh, khó thụ thai và để chống lại cái lạnh giá của núi rừng cũng như làm thuốc tăng lực cho người mệt mỏi. Sâm cau vị cay tính ấm, có độc, vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương.
Người miền xuôi lên miền núi công tác được đồng bào dân tộc cho uống rượu Sâm cau đều đòi “về quê thăm vợ”. Vì thế, Sâm cau từ lâu đời đã được dân gian tương truyền là cây gây bệnh “nhớ vợ”…
Cách nhận diện cây sâm cau rừng
Xem thêm: Tác dụng của sâm cau