Mang thai bị táo bón là hiện tượng rất thường gặp. Đây được coi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất khi mang thai. Vậy làm sa o để đối phố với hiện tượng này?
Biểu hiện táo bón khi mang thai
Khi mẹ bầu bị táo bón tần suất đi tiêu giảm (ít hơn 3 lần/tuần). Phân khô cứng, cục lớn và ứ đọng trong trực tràng. Tình trạng đau bụng, đầy hơi, chuột rút đôi khi kèm theo xuất huyết trực tràng. Các mẹ bầu giảm thèm ăn và đôi khi bị lẫn với tình trạng nghén.Táo bón khi mang thai gây ra những đau đớn bất tiện cho mẹ bầu. Từ vấn đề nhỏ như đau bụng, chướng bụng, bất tiện trong sinh hoạt đến các biến chứng nghiêm trọng như Trĩ sau sinh, sa búi trĩ, rách hậu môn, nhiễm trùng… Đặc biệt là hậu quả sau khi sinh còn trở nên nặng nề hơn.
Do đó, nhất thiết phải tìm cách phòng và điều trị táo bón cho bà bầu kịp thời táo bón trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn khác nhau, nguyên nhân gây táo bón có thể thay đổi, đặc biệt là sự khác biệt giữa táo bón ba tháng đầu và táo bón ba tháng cuối thai kỳ.
Bà bầu bị táo bón phải làm sao?
Những chú ý về việc đi tiêu khi mẹ bầu bị táo bón
Tư thế đi vệ sinh. Hiện tại thì đa số chúng ta đều đang ngồi bệ bệt. Nếu phải ngồi bệ bệt, mẹ bầu nên đặt một chiếc ghế nhỏ dưới chân và hơi nghiêng mình về phía trước để tạo tư thế chuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn.
Ảnh minh họa tư thế đi vệ sinh đúng
Thói quen đi vệ sinh. Đi vệ sinh đúng giờ là một trong những thói quen cần thiết ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở bà bầu bị táo bón. Bởi việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và “đều đặn” hơn. Hơn nữa, thói quen này cũng giúp hạn chế giữ chất thải quá lâu trong người làm các chất độc hại hấp thu ngược lại cơ thể hoặc làm tình trạng táo bón nặng hơn do phân bị ruột già hấp thụ hết nước. Việc rèn luyện thói quen này các mẹ có thể tập một cách từ từ. Đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Để giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn, bạn có thể uống một cốc nước hoặc nước mận để làm mềm phân sau khi thức dậy.
Khi đi vệ sinh. Mẹ bầu chú ý rằng không nên rặn, việc rặn mạnh khi bị táo bón có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Ngoài ra, việc rặn vệ sinh khi mang bầu có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.Khi đi vệ sinh, các mẹ cũng không nên căng thẳng mà nên thả lỏng cơ thể, giữ tinh thần thoải mái.
Thay đổi chế độ ăn và lối sống để hạn chế và ngăn ngừa táo bón
Ăn đúng giờ. Việc ăn uống đúng giờ giúp sự trao đổi chất diễn ra trơn tru, hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn. Đồng thời, việc này còn giúp mẹ bầu tránh được các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày.
Chia nhỏ bữa ăn. Khi bị táo bón, mẹ bầu thường có tâm lý chán ăn, không cảm thấy thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng như thai nhi. Để giải quyết vấn đề chán ăn, các mẹ có thể ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn, việc ăn rải bữa này cũng giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa do ăn quá no.
Bổ sung chất xơ vào bữa ăn. Một số thực phẩm giàu chất xơ là: Rau xanh (rau cải xoăn, rau bắp cải, súp lơ xanh, rau bina, vv), trái cây (chuối chín, táo, mận tím, kiwi, đu đủ,…), bánh mì đen, gạo nguyên cám, các loại đậu, vv.
Ăn thực phẩm giàu magie. Thiếu hụt magie cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bởi nếu không có magie, các enzym phân hủy thức ăn sẽ không được kích hoạt.Bổ sung probiotics cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Probiotic là một lợi khuẩn sống trong đường ruột. Khi các lợi khuẩn này được đưa vào cơ thể một cách đầy đủ, nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho ký chủ, một trong số đó là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm táo bón ở bà bầu.
Ăn thực phẩm giàu probiotics. Một trong những loại thực phẩm giàu probiotics mà rất quen thuộc đó chính là sữa chua. Ngoài ra còn có men vi sinh, tuy nhiên việc dùng men vi sinh mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.Vận động cơ thể thường xuyên. Nên hoạt động thế chất luôn là lời khuyên dành cho hầu hết mọi đối tượng. Không chỉ nâng cao sức khỏe, việc vận động cơ thể thường xuyên còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động ổn định hơn. Mẹ bầu mỗi ngày nên vận động cơ thể ít nhất 15-20 phút với một trong số các bộ môn thích hợp dành cho bà bầu, ví dụ như: đi bộ, yoga, bơi lội, vv.