Không chỉ quan tâm, chăm lo đến sức khỏe, sự phát triển của bé, bố mẹ cũng khá quan tâm lo lắng để cho con mình có một phom dáng chuẩn. Một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà mẹ là bé bị chân vòng kiềng. Vậy, bạn phải làm gì để phòng và điều trị chứng chân vòng kiềng cho bé.
Ở người bình thường, khi đứng hai chân sẽ thẳng khít song song, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau. Chân vòng kiềng còn gọi là chân cong là khi bé đứng hai gối không sát vào nhau. Nếu khi đứng thẳng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì được gọi là chân chữ O, mà trong dân gian vẫn thường gọi là chân vòng kiềng.
Nếu chân bé chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên dùi xuống bàn chân. Vì vậy, ta phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.
Đa số trẻ dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân sinh lý do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Không cần xoa bóp, xương sẽ tự điều chỉnh chân cũng tự thẳng khi trẻ 1 tuổi. Bạn chỉ cần đưa bé đến bác sĩ khám, theo dõi và tái khám 3-6 tháng một lần mà không cần điều trị.
Nếu bé bị chân cong bệnh lý, đây là một dạng của biến dạng theo mặt phẳng ngang và thường đi kèm với biến dạng xoay xương chày. Có hai dạng chân cong do bệnh lý thường gặp là: lan tỏa khắp chiều dài của chi và khu trú. Trẻ bị còi xương hay do yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây cong chân của bé.
Điều trị chân vòng kiềng như thế nào?
Nếu chân bé vẫn bị cong nhiều khi bé đã lớn thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và xin tư vấn và điều trị. Bé có thể được chỉ định phẫu thuật chỉnh trục xương. Nếu chân bé quá cong còn làm trẻ dễ bị thoái hóa khớp gối gây đau, làm tăng nguy cơ khớp gối bị hỏng sớm.
Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.
Phòng ngừa chân vòng kiềng như thế nào?
Để phòng ngừa chân vòng kiềng, bố mẹ cần cho bé bổ sung lượng vitamin D cho trẻ ở lứa tuổi tập đi nhằm có lượng canxi phù hợp chế tạo các tế bào xương. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng để phát triển. Bổ sung vitamin D cho bé đang bú mẹ để dự phòng chứng còi xương. Cho bé tắm nắng cũng là một phương pháp giúp bé tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
Mỗi trẻ có cấu trúc xương khác nhau nên độ tuổi tập đi cũng sẽ khác nhau, do đó bố mẹ nên để trẻ tập đi, tập đứng phù hợp với sự phát triển tự nhiên của bé.
Trọng lượng cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến chân của bé, vì vậy bạn cũng không nên cho bé ngồi xe tập đi quá sớm.
Bố mẹ nên cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp lý, không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian các bà, các mẹ thường xoa nắn, mát xa chân cho bé sơ sinh hàng ngày theo hướng thẳng từ đùi bé trở xuống, ngay này, hiện đại hơn, các bé được massage, xoa bóp sẽ vừa tạo cho bé sự dễ chịu, thoải mái và điều hòa máu tốt.
nguyen thanh thuy đã bình luận
Be nha toi bi cong tu phan co chan xuong .Xin bac si cho biet phuong phap dieu tri
Ngô thi hà đã bình luận
Thưa bác sỹ cho con hỏi, bé nhà con nay được 18 tháng cháu bi cong tư cổ chân lên, giờ cháu vẫn chưa đi được ạ, vậy bây giờ phải làm thế nào ạ? Con cam ơn