Báo Hạnh Phúc Gia Đình

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Chữa bệnh với các bài thuốc dùng trà xanh

Trà xanh là một loại thức uống được nhiều người ưa chuộng. Từ xưa, trà xanh cũng được sử dụng như là một bài thuốc tốt, giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư…. Khi ta kết hợp trà xanh với các loại củ, hoa rất thường gặp trong cuộc sống có thể giúp con người kháng lại bệnh tật, nâng cao thể chất rất đơn giản và thuận tiện.

Chữa bệnh với các bài thuốc dùng trà xanh 1
Trà xanh giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư….

Trà gừng

Theo quan điểm của y học cổ truyền, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị. Để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp bạn có thể lấy 7g lá chè xanh, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn. Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng trong điều trị viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và thanh giọng.

Trà đường

Trà xanh có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, điều trị rối loạn kinh nguyệt cho các bạn gái. Bạn hãy lấy 15g chè xanh rửa sạch, cho thêm 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín) và uống hết vào sáng sớm ngày hôm sau.
Trà gạo
Bạn có thể dùng khoảng 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, sau đó lấy nước chè nấu cơm với chừng 100g gạo, mỗi ngày ăn một lần. Với cách làm này, trà gạo có tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.

Trà muối

Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Để có tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm… bạn lấy chừng 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi, bạn nên uống khi trà còn nóng. Bạn có thể uống trà muối thường xuyên vào mùa hè để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Với những người làm việc trong văn phòng, lượng nước mất qua mồ hôi ít hơn nên thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), và người tăng huyết áp không nên sử dụng trà muối.

Trà hành

Hành là cây thuốc phổ biến trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành có tác dụng thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng. Để chữa cảm cúm bạn có thể dùng 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống khi trà còn nóng sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả.

Trà tỏi

Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị. Bạn có thể dùng 1 củ tỏi giã nát và 60g trà xanh hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Trà tỏi sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, điều trị ly amip mãn tính, long đờm.

Hanhphucgiadinh.vn - 08/10/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe gia đình , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Làm sao khi bị rong kinh?
  • Cách massage bụng và những lợi ích cho sức khỏe
  • Ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì
  • Nguyên nhân, dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
  • Ung thư tuyến giáp di căn phổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Thông tin hữu ích
  • Tiểu nhiều lần là bệnh gì?
  • Thực đơn cho người bệnh sốt xuất huyết

Hạnh phúc gia đình mong muốn là nơi tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn liên quan đến đời sống, sức khỏe và hôn nhân trong gia đình.

Theo dõi chúng tôi

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bản quyền © 2019 – Hạnh Phúc Gia Đình – SEO bởi CAIA.vn