Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Thầy cô trách phạt nhầm con, phụ huynh nên làm gì?

Khi trẻ ở trường, rất có thể vì một sự hiểu lầm nào đó mà con bạn bị thầy cô trách phạt oan. Nếu được “minh oan” thì trẻ sẽ rất dễ bị tổn thương và có những cái nhìn lệch lạc về thầy cô của mình, dẫn đến mối quan hệ thầy trò ngày càng xấu đi, và việc giáo dục không đạt được kết quả tốt.

Khi trẻ bị thầy cô trách phạt nhầm cha mẹ cần có những biện pháp xử lý phù hợp.

Thầy cô trách phạt nhầm con, phụ huynh nên làm gì? 1

Bình tĩnh

Khi con bị thầy cô giáo ở trường trách mắng nhầm, cha mẹ nên nói với trẻ hãy bình tĩnh và hỏi trẻ chuyện gì đã xảy ra. Nhưng để làm được điều này thì bản thân cha mẹ cũng phải bình tĩnh trước. Nếu cha mẹ cũng nóng nảy, muốn đến nói chuyện “phải trái” với thầy cô giáo thì chỉ làm cho tình hình trở nên xấu đi và mối quan hệ giữa thầy cô và trẻ càng thêm xa cách.

Trẻ tiểu học vốn rất tin tưởng vào thầy cô giáo, nên khi bị trách phạt nhầm, trẻ dễ bị tổn thương, và nghĩ rằng thầy cô không yêu quý mình. Trẻ bắt đầu nghi ngờ và mất dần niềm tin, dễ hình thành cái nhìn ác cảm với thầy cô. Cha mẹ cần an ủi trẻ, khuyên con bình tĩnh và hứa với trẻ rằng cứ yên tâm cha mẹ sẽ đến nói chuyện với thầy cô giáo về vấn đề này.

Giải thích

Giải thích cho trẻ hiểu rằng thầy cô giáo cũng giống như tất cả mọi người, cũng có lúc nhầm lẫn, trẻ không nên lo lắng quá. Cha mẹ hãy để trẻ cùng với sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp giải thích cho thầy cô giáo hiểu, nhằm loại bỏ cái nhìn sai lệch của thầy cô giáo đối với trẻ trong một vấn đề nào đó. Nếu cần thiết, cha mẹ cũng nên đến nói chuyện với thầy cô.

Hiểu và thông cảm

Cha mẹ hãy chỉ bảo cho trẻ hiểu rằng khi thầy cô giáo trách phạt nhầm trẻ, động cơ xuất phát là thầy cô chỉ muốn tốt cho trẻ, muốn rèn luyện cho trẻ nên người, mong trẻ tiến bộ chứ không phải thầy cô có ác ý hay ghét bỏ trẻ. Do vậy, trẻ cũng cần phải thay đổi cái nhìn ác cảm với thầy cô.

Cha mẹ cũng nên thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo của trẻ không chỉ để biết tình hình học tập, những vấn đề vướng mắc của trẻ xảy ra ở trường mà còn để thầy cô quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Nếu như thầy cô hiểu nhầm trẻ về một vấn đề nào đó thì sẽ dễ nói chuyện, dễ giải thích với thầy cô hơn.

xuanlai - 05/10/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Cẩm nang gia đình , Kiến thức gia đình

Bài viết liên quan

  • Sự phát triển của các giác quan và khả năng học tập của bé 2 – 3 tuổi
  • Những điều mà con trẻ không đáng phải nghe
  • Hai câu chuyện ở hàng cháo ăn sáng
  • Xây dựng những tố chất cần thiết ở con trẻ
  • Giúp con ý thức đúng về giá trị con người và lao động

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình