Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Cách kiểm tra thính giác của trẻ em

Có thể một số bé chào đời bị trục trặc về thính giác. Cũng có một số bé có khả năng nghe bình thường, sau đó mới gặp trục trặc. Bạn cần phát hiện sớm những bất thường về thính giác của trẻ để kịp thời xử trí, nếu nghe kém có thể ảnh hưởng xấu đến kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

Những câu hỏi gợi ý dưới dây nhằm kiểm tra thính giác cho bé theo từng độ tuổi. Trả lời “có” hoặc “không” cho mỗi câu hỏi. Nếu có một đáp án là “không”, bạn cần xem xét lại và đưa bé đi khám, nếu cần.

Từ sơ sinh đến 3 tháng

  • Bé phản ứng với âm thanh lớn.
  • Bé bình tĩnh và mỉm cười khi có người nói chuyện.
  • Nhận ra giọng nói của mẹ và dịu lại nếu đang khóc.
  • Khi cho bú, bé bắt đầu hoặc ngừng hút do phản ứng với âm thanh.
  • Bé tạo âm thanh vui vẻ.
  • Mỉm cười khi nhìn thấy mẹ.

Từ 4 tới 6 tháng

Với những bé ở trường hợp dưới đây, cha mẹ cần lưu ý đặc biệt về thính giác của con:

  • Thành viên trong nhà hoặc anh, chị, em của bé có vấn đề về thính giác.
  • Người mẹ có vấn đề y tế trong quá trình mang thai hoặc sinh nở (bệnh nặng hoặc chấn thương).
  • Bé sinh non.
  • Bé sơ sinh nhẹ cân.
  • Bé có vấn đề về thể chất lúc sinh.
  • Bé thường kéo tai.
  • Bé từng bị sốt phát ban.
  • Bé từng bị viêm màng não, nhiễm trùng tai, dị ứng…
  • Dõi theo âm thanh bằng mắt.
  • Phản ứng với những thay đổi trong giọng điệu của mẹ.
  • Chú ý tới những đồ chơi tạo âm thanh.
  • Quan tâm tới âm nhạc.
  • Bập bẹ một hoặc một chuỗi âm thanh, bắt đầu với p,b và m.
  • Cười.
  • Bập bẹ khi bị kích thích hoặc không hài lòng.

7 tháng tới 1 năm

  • Thích chơi “ú òa”.
  • Quay và nhìn theo hướng của âm thanh.
  • Lắng nghe khi nói chuyện.
  • Hiểu những khái niệm thông thường như “giày”, “cốc”, “sữa”...
  • Đáp ứng yêu cầu như “Con lại đây”.
  • Bập bẹ âm thanh dài như “tata”, “bubu”, “biiibi”.
  • Giao tiếp cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay.
  • Có một vài từ có nghĩa ở sinh nhật đầu tiên như “bà bà”...

1-2 tuổi

  • Biết một vài bộ phận cơ thể và chỉ ra chúng khi được hỏi.
  • Làm theo lệnh đơn giản: “Đá bóng” hoặc hiểu câu đơn giản: “Giày của con ở đâu?”.
  • Thích câu chuyện, bài hát và những giai điệu đơn giản.
  • Chỉ vào những bức hình, có thể gọi tên.
  • Biết nói những từ mới.
  • Dùng câu hỏi đơn giản: “Mèo đâu rồi?”, “Mẹ đâu rồi?”.
  • Đặt 2 từ với nhau, chẳng hạn: “ăn bánh”.

2-3 tuổi

– Dùng câu với 2-3 từ để nói hoặc hỏi.

– Gọi tên một số đối tượng theo yêu cầu.

– Ngôn ngữ của bé được hiểu bởi những người trong nhà.

3-4 tuổi

  • Nghe được mẹ khi mẹ gọi to từ một phòng khác.
  • Nghe truyền hình hoặc phát thanh ở mức độ tương tự với các thành viên trong nhà.
  • Có thể trả lời các câu đơn giản như “Ai?”, “Cái gì?”, “ở đâu?”, “Tại sao?”.
  • Nói về hoạt động tại nhà trẻ, nhà bạn của bé.
  • Dùng câu có 4 hoặc nhiều hơn 4 từ.
  • Nói trôi chảy mà không cần lặp lại từ.
xuanlai - 17/09/2021
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bé , Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Việc không nên làm để bé khỏe trong mùa hè
  • Phòng chống tác hại của bể bơi với đôi mắt của trẻ
  • Những lưu ý khi cho trẻ bơi lội

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình