Anh buồn khi họ nói “anh lười lao động, ỷ lại vợ” rồi “bám váy vợ”, họ cho anh là bất tài vô dụng nhưng họ không biết rằng để có được ngày hôm nay, anh cũng phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài làm thêm kiếm tiền ban tối, anh còn bận rộn với biết bao việc không tên trong gia đình, hết cơm nước lại chăm con… cả ngày không hết việc.
Kết hôn khi cả hai vẫn còn tay trắng, vốn là người biết mình, biết người nên anh Quân không nỗ lực và… nhường phần cố gắng cho vợ. Đây là quyết định không vô lý chút nào. Anh Quân cho biết: “Tôi ít học, đầu óc cũng chẳng hiểu biết hơn người. Trong khi đó, vợ tôi thông minh, nhanh nhẹn, có tố chất. Tốt nghiệp tất cả các cấp cô ấy đều nhận bằng giỏi. Vì vậy, tôi lui lại đằng sau cho cô ấy tiến lên”.
Biết thân biết phận, anh Quân cũng nỗ lực hết mình. Anh luôn cố gắng làm hết việc nhà, rồi làm thêm ngày đêm để vợ có tiền ăn học, có thời gian tập trung cho công việc. Vì là lao động phổ thông nên thu nhập của anh Quân không cao. Tuy nhiên, khéo co kéo nên hai vợ chồng cũng tạm đủ trang trải cho cuộc sống ở mức tối thiểu. Điều anh Quân thoải mái nhất chính là chị Yến – vợ anh không phải vướng bận việc gia đình, toàn tâm toàn ý với công việc.
Sẵn tính thông minh, nhanh nhẹn và quyết tâm dồn hết thời gian, năng lực vào công việc, chị Yến nhanh chóng khẳng định được vị trí trong công ty. Tốc độ thăng tiến của chị được xem là kỷ lục. Đi cùng với nó là những khoản lương, thưởng hậu hĩnh, nhiều gấp bội so với đồng lương bèo bọt của anh Quân.
Thấy thành quả của vợ, anh Quân mừng rơi nước mắt. Ai cũng khen anh quá may khi lấy được vợ giỏi. Rồi những lời nói ác ý cứ “cấu véo” anh trong suy nghĩ. Anh buồn khi họ nói “anh lười lao động, ỷ lại vợ” rồi “bám váy vợ”, họ cho anh là bất tài vô dụng nhưng họ không biết rằng để có được ngày hôm nay, anh cũng phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài làm thêm kiếm tiền ban tối, anh còn bận rộn với biết bao việc không tên trong gia đình, hết cơm nước lại chăm con… cả ngày không hết việc.
Cũng có vợ giỏi, vợ đảm, anh Tuấn Ngọc (Chương Dương, Hà Nội) luôn động viên vợ chuyên tâm công tác, việc nhà anh sẽ gánh vác giúp.
Chị Mai – vợ anh mới trúng tuyển vào một công ty nước ngoài, tuy thông minh nhưng chị cũng thấy mình may mắn khi dễ dàng tiếp cận được vị trí như trong mơ này. Và may mắn đó phần nhiều nhờ vào thế mạnh ngoại hình của chị.
Anh Ngọc làm trong một công ty Nhà nước, lương thua xa chị, nhưng không vì thế anh buồn bã rồi cay cú với vợ. Trái lại, anh vẫn luôn vui vẻ hoàn thành việc nhà tốt để vợ an tâm công tác.
Những buổi tối về muộn của chị ngày càng nhiều, song anh không một lời cằn nhằn. Công việc tốt, vị trí cao, mức lương như mơ của chị tỷ lệ thuận với số chuyến công tác cùng sếp.
Vì thành công quá nhanh nên chị Yến mắc bệnh tự phụ. Chị luôn cho rằng bản thân là số một, ở đâu chị cũng là ngôi sao sáng. Đi tới đâu, chị cũng gặp các đồng nghiệp nam hào hoa, phong nhã. Và phần lớn trong số đó không tiếc những lời có cánh dành tặng chị. Nhưng về đến nhà, chị phải đối mặt với ông chồng mặc quần đùi, áo may ô, lúc nào cũng cười hiền hiền. Rồi đến cuối tháng, ông chồng nhẫn nại đó cùi cũi chìa cho chị 3 triệu đồng tiền lương và xin giữ lại 500 nghìn để trà đá và đổ xăng cả tháng.
Lâu dần, những hình ảnh đối nghịch đó ám ảnh trong tâm trí khiến chị tự dưng chán chồng. Ban đầu chỉ là vài lời cằn nhằn cáu kỉnh kiểu như “sao anh lại rửa bát không sạch”, “anh mặc bộ đồ này không hợp tí nào, quê quá”. Về sau, mức độ nghiêm trọng của những lời phàn nàn càng gia tăng khiến không khí gia đình mỗi ngày một thêm căng thẳng.
Hiểu tâm trạng của vợ, anh Quân ra sức khuyên giải, phân tích. Thế nhưng, vợ anh bây giờ không còn là cô vợ thảo hiền, ngoan ngoãn thuở trước. Chị chỉ biết so sánh chồng với các CEO mà chị thường tiếp xúc. Anh Quân rất bực bội vì sự vô lý của vợ. Còn chị Yến vẫn luôn “treo ngược” tâm hồn với những hình bóng hoàn hảo bên ngoài.
Thế nên không có gì lạ khi chị Yến sớm chán chồng. Chẳng bao lâu sau khi leo lên được chức Giám đốc, chị Yến công khai làm bồ nhí của ngài Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đã cặp bồ, khi về nhà, chị Yến không những không chăm lo chồng còn mà còn ra sức mạt sát chồng. Chị mắng anh kém cỏi, không có chí vươn lên. Chị thất vọng về một người chồng hèn kém đến như vậy.
Anh Quân buồn bã xách va li đi khỏi nhà. Nhưng đến một lời giữ chân chồng, chị Yến cũng không có nên anh Quân càng thêm bực tức. Dẫu chưa ly hôn nhưng hai vợ chồng chẳng khác nào những người xa lạ.
Cũng tương tự, chị Mai sau một thời gian đi công tác triền miên với sếp, chị chính thức phải lòng người đàn ông đó. Sếp chị quá ư là hoàn hảo, điểm 10 so với anh chồng “gà gô” mà chị đang nuôi ở nhà. Về nhà, chị chán ngán chồng bao nhiêu thì chị lại hân hoan chờ đợi đến giờ đi làm, đến những chuyến công tác bấy nhiêu.
Không giống như Yến, chị Mai chẳng cằn nhằn, so sánh chồng với sếp này, sếp kia. Tuy nhiên, sự lạnh nhạt của chị đối với chồng thì không thể che giấu mãi. Hai người sống cùng một căn nhà mà cứ đi về như hai cái bóng, chẳng hỏi han, quan tâm gì đến nhau chứ đừng nói chuyện tình cảm vợ chồng.
luyến đã bình luận
thật đúng là khôgn biét điều các chị lên được là nhờ ai