Cách đây hai tháng, chồng tôi đi công tác Hà Nội, trong đợt công tác đó anh ít gọi điện về nhà mà chỉ có tôi thường xuyên gọi cho anh ấy. Linh cảm của người phụ nữ cho tôi biết chồng tôi đã có vấn đề gì đó. Quả thật như linh cảm của tôi, qua danh sách những cuộc điện thoại tôi phát hiện ra những cuộc điện thoại dài từ 15 đến 20 phút mà chồng tôi gọi cho cô bé đó. Tôi có hỏi thì anh ấy nói bị say nắng cô bé đó chỉ là thoáng qua nhưng lúc nào gia đình cũng là số 1.
Kính gửi chuyên mục tâm tình báo hạnh phúc gia đình. Tôi đang có việc rất bức bối xin chuyên mục hãy cho tôi một lời khuyên. Đầu tiên, tôi xin kể về gia đình nhỏ của mình. Tôi và chồng là bạn thân từ thời học cấp ba, tình bạn ấy kéo dài suốt bốn năm đại học. Cuối năm thứ tư tình bạn ấy trở thành tình yêu và chúng tôi yêu nhau được ba năm thì quyết định tiến tới hôn nhân. Cuộc hôn nhân của nhúng tồi đến giờ đã mười năm, con gái lớn của tôi bây giờ đã chín tuổi và bé gái nhỏ đã hơn bốn tuổi rồi. Chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng, bố mẹ chồng của tôi rất hiện đại và rất thương yêu con cháu nên cuộc sống của tôi rất thoải mái không gặp cảnh mẹ chồng nàng dâu, đó cũng là một niềm hạnh phúc rất lớn của tôi. Chồng tôi là một người lành tính nhưng ít nói, anh rất thương vợ con nhưng ít khi bộc lộ ra ngoài.

Vợ chồng chúng tôi đều làm công chức trong doanh nghiệp cổ phần nhà nước nên kinh tế cũng tương đối ổn định. Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi qua cho đến cách đây năm tháng chồng tôi được đề bạt làm kế toán trưởng thì mọi việc có vẻ thay đổi. Chồng tôi dành nhiều thời gian cho những chuyến tiếp khách, những cuộc hội họp, thời gian dành cho gia đình ngày càng nhỏ lại. Nhưng tôi vẫn không phàn nàn gì vì tôi cũng là người đi làm nên hiểu được công việc của chồng.
Cách đây hai tháng, chồng tôi có tâm sự với tôi có một cô bé đồng nghiệp ngỏ lời thích anh ấy (cô bé đó nhỏ hơn anh 12 tuổi) anh đã từ chối nói rằng chỉ nghĩ đến gia đình và xem cô ấy như một cô em gái. Cô bé ấy rất buồn nói: “anh làm thế là đúng, em chỉ buồn một thời gian thôi”. Tôi tin lời anh nói vì vợ chồng tôi cũng thừơng xuyên tâm sự thật lòng với nhau.
Cách đây hai tháng, chồng tôi đi công tác Hà Nội, trong đợt công tác đó anh ít gọi điện về nhà mà chỉ có tôi thường xuyên gọi cho anh ấy. Linh cảm của người phụ nữ cho tôi biết chồng tôi đã có vấn đề gì đó. Quả thật như linh cảm của tôi, qua danh sách những cuộc điện thoại tôi phát hiện ra những cuộc điện thoại dài từ 15 đến 20 phút mà chồng tôi gọi cho cô bé đó. Tôi có hỏi thì anh ấy nói bị say nắng cô bé đó chỉ là thoáng qua nhưng lúc nào gia đình cũng là số 1. Tôi tức giận thật sự và yêu cầu anh ấy chấm dứt những cuộc tâm sự như vậy nếu không tôi sẽ gặp cô bé ấy nói chuyện trực tiếp. Anh ấy đồng ý và hứa sẽ chấm dứt nhưng chồng tôi và cô bé ấy làm chung cơ quan, cùng làm một phòng, thời gian và không gian đều rất gần nhau. Chồng tôi làm cách nhà 10 km nên ở lại cơ quan đến chiều mới về nhà. Rồi mọi việc cứ thầm lặng trôi qua, tôi vẫn để ý đến tình cảm và thái độ của chồng đối với mình nhưng thấy vẫn không có gì thay đổi ngoài thời gian anh dành cho vợ con ngày càng ít đi.
Tôi cũng thường xuyên đi chơi chung với đồng nghiệp của cơ quan chồng cùng cô bé ấy và nhận thấy tình cảm cô ấy dành cho chồng tôi cũng hết rồi (chồng tôi cũng thừa nhận như vậy). Vì thời gian và không gian của chồng tôi và cô bé ấy rất thuận lợi (nhất cự ly, nhì tốc độ mà), mặc dù tin chồng nhưng trong lòng tôi vẫn còn nhũng mối boăn khoăn nên tôi vẫn thường dõi theo chồng, tôi vẫn thường xem những danh sách cuộc gọi của chồng. Mới hôm rồi, tôi vô tình thấy được tin nhắn của cô bé đó nhắn cho chồng tôi “em mắc học rồi không nói chuyện với anh được” nhưng không thấy số điện thoại anh ấy gọi cho cô bé đó. Tôi truy hỏi anh, sau một hồi chối quanh co anh thú thật với tôi vì không muốn có lỗi với vợ nên lâu nay anh đã kiềm chế tình cảm của mình nhưng mỗi khi anh say thì lại muốn gọi điện nói chuyện với cô bé ấy nên anh đã lấy điện thoại người khác gọi cho cô ấy.
Nghe anh ấy nói, tôi thật sự bị sốc chị ạ, lâu nay tôi nghĩ anh chỉ bị say nắng thoáng qua thôi, tôi cứ nghĩ tình cảm của chúng tôi kéo dài hai mươi năm và đã trải qua mười năm vợ chồng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống chúng tôi vẫn tin yêu nhau mà nay anh lại thay lòng đổi dạ. Tôi buồn lắm và quyết định chia tay để anh sống thật với con tim mình nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh nói hãy cho anh thời gian anh sẽ chỉnh đốn lại tình cảm của mình. Tôi không còn tin vào những lời hứa của anh ấy nữa tôi đã mất lòng tin thật sự rồi. Thật lòng khi quyết định chia tay tôi suy nghĩ nhiều lắm, nghĩ đến hạnh phúc của hai con nhỏ, sự buồn lòng cha mẹ hai bên nhưng cứ sống nhắm mắt bỏ qua hết lần này đến lần khác tôi chịu không nổi. Thật sự trong tôi như có một sự sụp đổ lớn tôi không biết phải làm sao đây? Các chị ơi hãy cho tôi lời khuyên tôi phải làm gì?
minhthanh đã bình luận
nghe chuyen chi e thay buon qua,vi e cung da tung bi phan boi nhu chi bay gio .nhung chi oi
o doi dau ai la hoan hao,chi hay cho anh ay 1 co hoi cung 1 thoi gian nhat dinh de anh cham dut voi co be kia.de anh co co hoi lam lai , chi gay gat qua chi se la nguoi mat chong ,con se mat cha.song gio rui cung qua di chi ah.nau nhu chi cho anh ay co hoi rui ma anh ko thay doi khj do chi hay quyet dinh cung chua muon.co ggang len chi nhe,mong cho chi song luon vui va hanh phuc.
honglong ngo đã bình luận
Hãy cố gắng vì con cái, gia đình nhỏ và cả bố mẹ anh chị nữa chị ơi. Một nỗi chị buồn, mất lòng tin ở chồng nhưng c hãy tìm cách dể anh ấy chấm dứt hòan tòan với cô bé kia bằng một cách nào đó nhẹ nhàng nhât có thể c ah, ví dụ như đổi tên của c và cô bé ấy trong máy chồng c chẳng hạn. C đừng vì một phút nông nổi mà đánh mất hạnh phúc gia đình c ah.
E chúc chị sớm tìm lại được hạnh phúc nhé
luyến đã bình luận
chị hãy bình tĩnh lại và nói chuyện nghiêm túc với chồng chị, nếu anh ta thật sự cần gia đình thì nên cho anh ta cơ hội còn nếu không thì cũng cho anh ta dứt khoát
chúc chị may mắn
bui thi lan đã bình luận
nghe chuyen chj ke em thay buon qua.nhung ko sao dau moj chuyen roi se qua.thoi gjan se xoa mo vet thuong chi ah.la phu nu luon phạ chju thjet thoj.chj hay manh me va tu tjn vao ban than.canh cua nay dong lai se co canh cua khac mo ra chj dung that vong hay buon dau ma anh huong toi sk chj ah.cuoc song ko co su hoan hao chj em mjnh phạ hoc cach chap nhan ch ah.chj hay cho anh ay co hoi de thay doi neu ko duoc chj quyet djnh cung chua muon.chj hay tjm cho mjnh njem vui tu cv hay tjm nhung nguoi ban tot de chja se luc vui buon se gjup chj can bang cuoc song.co gang len chj nhe.chuc chj luon manh me tu tjn va may man
Thanh Châu đã bình luận
Tất cả so sánh là sự khập khiễng ! ta hãy biết rằng theo luật nhân quả có từ kiếp trước, đó chính là một mối nợ duyên của Chồng và cô ta , nay có cơ hội bên cạnh để trả nợ nhau. Nhân quả là ta đừng có tạo nhân để sau tạo quả. Vì vậy ở đời không dễ gì ai đã chấp nhận theo ý mình được. Con người đã được Ông Phật nói rằng ( oán tắng hội thì khổ, ái biệt li còn khổ hơn) do vậy ở gần nhau mà gét nhau cực kì khổ, yêu nhau mà xa nhau còn khỏ hơn nữa… cái điểm mấu chốt bạn nên biết rằng ( vợ chồng là nhân quả của kiêptruwocjcs, nếu kiếp trước không có nhân thì kiếp này bạn không tạo quả, biết đâu kiếp trước bạn cũng như anh ấy để kiếp này phải trả nợ cho xong. Còn tình dục chỉ là một cách mô hồ giả tạo, thoáng quầm mọi gnuwowif không biết, nó chẳng giúp ta sung sướng hoặc cảm giác dễ tả suốt thời gian bên nhau được, vậy Tình yêu à một ngôn ngữ trìu tượng, mà cát nghĩa nó ra để giải phón cho nhau mới là giải thoát. Tình yêu tình dục là một nỗi khô rnhaast của con người ( vì chỉ có con vật nó mới có sự tình dục lang chạ) vậy con người không thể có thứ ây, nếu khi anh ấy cũng sẽ gặt hái thọ khổ của địa ngục trần gian thì cảnh an lạc khi mất đi làm sao có được cảnh giới tốt. Vậy hai người đã là hai con đường của kiếp sau không gặp lại nhau nữa vì( bạn là người dung tha, độ lượng – tùy thuận bằng lòng..) hay để yên cuộc sống gia đình cho 2 bên và với một giai đình bên chồng đẹp đẽ là ta đã trả nợ duyên cho cả họ tộc của anh ấy phải nợ ta. Cái khôn của con người là đừng nợ người khác, còn thứ tình dục kia bạn đã U cao, đừng nghĩ rằng bỏ người ta mình có người khác, sẽ làm bạn trôi lăn mãi kiếp nào cũng dích mắc hết. cái tốt nhất nên học thiền, biết buông xả CÓ BẢY PHÁP HẰNG NGÀY CẦN TU TẬP ( tặng bạn)
LỜI PHẬT DẠY
1- Quán thân bất tịnh.
2- Quán thức ăn bất tịnh.
3- Không say đắm thế gian.
4- Thường nghĩ đến sự chết.
5- Luôn nghĩ đến vô thường.
6- Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường.
7- Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã.
CHÚ GIẢI:
Câu thứ nhất Phật dạy “Quán thân bất tịnh”. Quán thân bất tịnh là môt pháp môn triển khai tri kiến như thật về cơ thể con người. Cơ thể con người uế trược, bất tịnh, hôi thối mà con người thường lầm tưởng cơ thể con người là thanh tịnh, là trong sạch. Vì thế mọi người đều lao vào tâm sắc dục tưởng nơi dó trong sạch lắm, nhưng không ngờ nơi đó là nơi bất tịnh và khổ đau nhất; con đường tái sanh luân hồi cũng tại nơi đó. Cho nên đức Phật muốn vạch trần một sự thật để mọi người đừng lầm lạc, đừng say mê sắc dục. Vì thế mục đích quán thân bất tịnh là đối trị tâm sắc dục của con người. Bệnh tâm sắc dục thì trên đời này không ai tránh khỏi. Muốn thoát khỏi bệnh này thì đức Phật dạy chúng ta phương thuốc đối trị đó là quán thân người nam cũng như người nữ đều bất tịnh, hôi thối, bẩn thỉu, uế trược, gớm nhớp, v.v…Nhờ quán như vậy tâm mới không đắm nhiễm, mới nhàm chán, mới ghê tởm sắc dục, mới xa lìa từ bỏ, mới không còn ham thích giữa nam nữ gần nhau, mới thấu rõ tâm sắc dục mang đến mọi khổ đau bất tận. Có hiểu như vậy mới đoạn tận tâm sắc dục.
Nếu người nào siêng năng chuyên cần quán tưởng thân bất tịnh đến thấu suốt sự bất tịnh như thật thì chắc chắn tâm sắc dục sẽ bị đoạn tuyệt. Tâm sắc dục bị đoạn tuyệt thì con đường sanh tử luân hồi mới chấm dứt và không còn tái sanh nữa. Tâm sắc dục đoạn diệt thì người tu mới có đủ đạo lực làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Nếu tâm sắc dục còn dù như đất trong móng tay ta thì không bao giờ có 4 Thần túc và 3 Minh.
Con đường tu theo Phật giáo để đạt được 4 Thần lực giải thoát, để chứng đạt chân lí thì tâm sắc dục phải được đoạn trừ tân gốc. Nếu tâm sắc dục còn một chút xíu như đã nói trên thì con đường giải thoát ấy không bao giờ dẫn đến mục đích tối hậu, cứu cánh hoàn toàn.
Cho nên sự tu tập để diệt trừ tâm sắc dục là một điều cần thiết cho con đường tu hành giải thoát của Phật giáo.
Câu thứ hai Phật dạy: “Quán thức ăn bất tịnh”. Quán thức ăn bất tịnh là một phương pháp triển khai tri kiến hiểu biết về thực phẩm bất tịnh như thật. Đúng vậy, thực phẩm bất tịnh là một sự thật, không ai còn chối cải được. Nếu quán thực phẩm bất tịnh biết rõ như thật thì sẽ đối trị được tâm ưa thích ăn uống, ưa thích chạy theo dục lạc về ăn uống. Thường người ở đời không nhận rõ thực phẩm bất tịnh, thiếu sự sáng suốt nhận định thực phẩm bất tịnh, vì thế họ còn cho thực phẩm là những chất ngon béo, bổ dưỡng cơ thể nên luôn luôn ăn uống để nuôi dưỡng cơ thể cho mập. Họ đâu biết rằng cơ thể này là không thật, không phải của họ nên họ sai lầm kiến chấp thân này là của họ, là họ, vì thế nên đem hết sức lực của mình ra làm việc để phục vụ cho cái ăn, cái ngủ, v.v… Phục vụ như vậy chẳng có ý nghĩa gì cao đẹp cho cuộc sống của mình cả.
Muốn đối trị tâm tham ăn thì phải quán thực phẩm bất tịnh như trên đã nói. Quán thực phẩm bất tịnh như thế nào để nhàm chán, nếu quán thực phẩm bất tịnh sơ sơ, không thấu triệt, không thấy thực phẩm bất tịnh như thật thì làm sao tâm chúng ta sanh nhàm chán thực phẩm cho được; mà không nhàm chán thực phẩm thì làm sao li tham dục về ăn uống được. Phải không quý vị?
Nhờ quán thực phẩm bất tịnh thâm sâu và thấu triệt sự bất tịnh của thực phẩm như thật thì tâm chúng ta sinh ra nhàm chán thực phẩm. Nhờ đó chúng ta ăn ngày một bữa rất là tự tại an nhiên, không thấy đói khát, không còn thèm ăn uống gì nữa.
Người không quán thực phẩm bất tịnh khi gặp thực phẩm thì cũng như con mèo gặp chuột, tâm sinh ra ham thích ăn thịt, muốn chộp bắt ngay liền. Còn người quán thực phẩm bất tịnh sanh ra tâm nhàm chán thực phẩm, khi thấy thực phẩm giống như thấy chất bẩn thỉu của người bài tiết, nhờ đó tâm tham ăn bị diệt. Cho nên đức Phật dạy “Người mới tu thì phải quán thức ăn bất tịnh”, để giữ gìn giới đức li tham về ăn uống, không bị phạm giới ăn uống phi thời. Quán thực phẩm bất tịnh là một phương pháp tuyệt vời trong Phật giáo. Nhờ đó chúng ta sẽ xa lìa tâm tham đắm ăn uống của chúng ta. Người tu sĩ Phật giáo hằng ngày chỉ nên ăn một bữa mà thôi. Sáng chiều thảnh thơi không còn bận tâm lo ăn uống gì cả. Thật là một đời sống nhàn nhã, an vui thanh thản yên ổn mà người thế tục không bao giờ có được. Có đúng như vậy không quý vị?
Câu thứ ba Phật dạy “Không say đắm thế gian”. Thế gian là một trường danh lợi, tiền tài, vật chất và sắc đẹp cám dỗ mọi người. Vì thế đức Phật khuyên dạy “Không say đắm thế gian” bởi trong thế gian có nhiều sự cám dỗ như trên đã nói. Sự cám dỗ này dẫn chúng ta vào chỗ khổ đau và khổ đau mãi mãi không biết đường nào ra, nhất là tiếp tục tái sanh luân hồi không bao giờ dứt. Người mới tu tập phải cảnh giác tâm mình, tránh xa những pháp cám dỗ của thế gian, đừng say mê nó, hãy lìa xa nó, hãy từ bỏ nó, hãy đoạn trừ nó, v.v…Nó là ác pháp thường dẫn mọi người đi vào chỗ tối tăm tôi lỗi.
Thế gian là một trường tranh đấu vì danh lợi, vì tiền tài của cải vật chất, vì sắc đẹp phụ nữ cho nên cuộc tranh đấu ấy triền miên bất tận. Mục đích tranh đấu của người thế gian là tranh đấu để sống vì ích kỉ cá nhân, để bảo vệ sự sống của riêng mình, vì thế họ chà đạp lên sự sống của người khác, của loài vật khác; tranh đấu để đạt danh lợi hơn mọi người, tức là để đạt được quyền uy thế lực hơn mọi người; được giàu sang tôt cùng, nhà cao cửa rộng, của cải tiền bạc, châu báu vàng ròng nhiều; đạt được sắc đẹp, được ăn ngon mặc đẹp cao lương mỹ vị, hàng lụa đắt tiền, ngủ nghỉ giường cao rộng lớn chăn ấm nệm êm. Đó là sự cám dỗ của ngủ dục lạc thế gian mà người đời thường hay dính mắc, vì thế đức Phật dạy “Không say đắm thế gian”. Người tu sĩ Phật giáo nên lưu ý lời dạy này và thường nhắc tâm “Không nên say đắm các pháp thế gian”. Nhờ có tác ý như vậy tâm mới luôn luôn thanh thản, an lạc vô sự. Cho nên tâm còn say đắm thế gian thì không bao giờ có sự giải thoát chân thật.
Câu thứ tư Phật dạy “Thường nghĩ đến sự chết”. Muốn cho sự tinh tấn siêng năng không biếng trể trên đường tu tập thì thường quán niệm chết. Thường quán niệm chết cho chúng ta biết rằng “ngày nay chúng ta còn sống nhưng ngày mai sẽ chết”. Điều đó chắc chắn trong tất cả chúng ta ai cũng biết, nhưng trong chúng ta ai biết được ngày mai phải rời bỏ thế gian này vào lúc nào, chắc không ai biết được, phải không quý vị?
Vì các pháp vô thường, thân chúng ta cũng vậy, sự vô thường không chờ đợi một ai, một khi nó đã đến thì không từ bỏ một người nào cả. Cho nên thường quán niệm chết khiến cho chúng ta tinh cần siêng năng tu tập lại càng tinh tấn siêng năng tu tập hơn. Nếu chúng ta không chịu tu tập quán tưởng niệm chết thì sự siêng năng tinh cần mất đi, chỉ để lại cho chúng ta môt sự lười biếng, một sự dễ dãi biếng nhát, tu tập cầm chừng lấy có thì sự tu tập chẳng tới đâu cả.
Vả lại nếu chúng ta không chịu tu tập, một khi chết rồi biết có được lại thân người nữa hay không. Bởi vậy, quán niệm chết rất cần thiết cho người tu theo Phât giáo. Nếu không quán niệm chết thì chúng ta dễ sanh tâm dễ dãi, lười biếng thì con đường tu sẽ không bao giờ đạt tới đích giải thoát của Phật giáo.
Cuộc đời tu hành của chúng ta theo Phật giáo nếu không quán niệm chết là chúng ta sẽ sinh tâm lười biếng như đã nói ở trên, tu cầm chừng, tu lấy có, thì một đời tu hành chỉ có hình tướng mà thôi, còn sự giải thoát thì không bao giờ có. Đó là một sự thiệt thòi rất lớn.
Câu thứ năm Phật dạy: “Luôn nghĩ đến vô thường”. Trong thế gian này không có một vật gì là thường hằng bất biến, mà mọi vật luôn luôn biến đổi từng phút từng giây. Vì vậy, sinh, già, bệnh, chết là lẻ đương nhiên của một con người sinh ra trong thế gian này. Nếu chúng ta không thấy các pháp vô thường thì tâm chúng ta dễ sanh ra dính mắc và chấp đắm các pháp nên làm sao tâm chúng ta li dục li ác pháp được. Không li dục li ác pháp được thì làm sao có được sự giải thoát. Không có được sự giải thoát thì chúng ta sống sẽ làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Phải không quý vị?
Vì thế đức Phật dạy: “Luôn nghĩ đến vô thường”. Luôn nghĩ đến các pháp vô thường thì tâm chúng ta buông xả sạch. Tâm buông xả sạch thì ngay đó là chân lí của đạo Phật, thì ngay đó là một thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự, thì ngay đó là cực lạc, thiên đàng tại thế gian này.
Trong cuộc đời tu hành của chúng ta theo Phật giáo, chỉ cần quán xét và thấu rõ các pháp thật sự là vô thường, là khổ đau. Do các pháp vô thường nên không có pháp nào là ta, không có pháp nào là của ta, không có pháp nào là bản ngã của ta. Nhờ thấu hiểu như vậy chúng ta mới hoàn toàn giải thoát, tuy còn sống trong thế gian, còn sống trong quy luật nhân quả nhưng đã ra ngoài quy luật nhân quả, tức là ra ngoài vũ trụ, đứng ở một góc trời thênh thang, chẳng còn bị một quy luật nào chi phối thân tâm được.
Bởi vậy, “Luôn nghĩ đến vô thường” là lợi ích rất lớn cho kiếp làm người, vì nghĩ đến các pháp vô thường nên tâm chẳng còn dính mắc, chẳng còn sợ hãi, buồn rầu, thương nhớ, v.v… Đạo Phật tu tập chỉ có bấy nhiêu pháp quán như vậy mà cứu cánh giải thoát rõ ràng và cụ thể.
Câu thứ sáu Phật dạy: “Nghĩ đến đời sống là khổ và vô thường”. Đời người là vô thường, là khổ đau. Đó là một sự thật mà không ai có thể phủ nhận được. Vì thế chúng ta thường quán xét thì tâm chúng ta sẽ sanh ra nhàm chán và khi nhàm chán thế gian thì chúng ta mới tinh tấn tu hành. Nếu không thấy đời là vô thường, là khổ đau thì chúng ta khó mà lìa nó được; mà không lìa các pháp thế gian thì tu hành chẳng đến nơi đến chốn.
Đời sống con người là khổ, là vô thường, đó là một sự thật, nhưng trên đời này có mấy ai hiểu được như vậy nên mọi người đều cho đời sống là hằng còn, là hạnh phúc. Cho nên mọi người lầm tưởng các pháp là thật rồi đua nhau chạy theo ngũ dục lạc: Danh, lợi, sắc, thực, thùy, mong đạt cho được nó, nhưng nào ngờ các pháp vô thường; vì các pháp vô thường nên càng chạy theo chúng thì càng gặp nhiều khổ đau. Sống trong đau khổ mà không biết, do đó sống trong tâm điên đảo, tưởng điên đảo, tình điên đảo mà không hay, cứ loanh quanh bám mãi trong tham vọng, chạy theo ngũ dục lạc mà muốn tìm chân hạnh phúc thì làm sao có được. Phải không quý vị? Ngũ dục lạc là ảo ảnh hạnh phúc, là bóng dáng của tâm tham, sân, si. Cho nên chỉ có những người không thấu rõ đời sống con người là khổ đau, các pháp là vô thường nên mới còn say mê và đắm đuối ham thích chạy theo nó.
Đức Phật xác định: “Con người vì vô minh không thấy các pháp vô thường như thật nên sinh tâm chấp đắm, dính mắc. Do chấp đắm dính mắc nên tâm tham, sân, si lẫy lừng khó ngăn và khó diệt”. Từ tâm tham, sân, si đó mà con người sống trong ác pháp luôn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Chính vì người ta không thấu rõ như thật đời sống con người là khổ đau và thường thay đổi như mây giữa trời, như sương buổi sáng vì thế mà khổ đau lại càng chồng chất lên khổ đau của liếp làm người.
Chỉ có những người nào luôn quán chiếu: “Nghĩ đến đời sống là khổ đau và vô thường” và thấy biết rõ như thật thì người ấy thoát mọi khổ đau. Vậy chúng ta luôn luôn ghi khắc lời dạy này của Phật thì cuộc đời này mới tìm ra chân hạnh phúc.
Câu thứ bảy đức Phật dạy: “Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã”. Hằng ngày chúng ta luôn nghĩ đến sự khổ đau của kiếp làm người và sự vô ngã của thân tâm và các pháp, vì thân tâm con người và các pháp không có vật gì ồn tại mãi, tất cả có sinh thì phải có diệt, do đó con người chúng ta đừng để tâm dính mắc chấp đắm thân tâm và các pháp thì mới có sự giải thoát, mới có sự ra khỏi biển đời đầy đau khổ, chừng đó chúng ta mới hiểu rằng đời người chẳng có gì cả, chỉ là một trò ảo ảnh của nhân quả dựng lên, hết tuồng này đến tuồng nọ.
Lời đức Phật dạy “Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã”. Chúng ta nên ghi nhớ mãi, đừng quên lời dạy này. Phải không quý vị? Vì có ghi nhớ lời dạy này chúng ta mới cố gắng buông xả sạch thế gian chỉ còn lại một tâm thanh thản, an lạc và vô sự mà không có một ác pháp nào động được tâm ta. Luôn nghĩ đến khổ và vô ngã thì chúng ta buông xuống và xả sạch tất cả lòng dục và các ác pháp:
“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi! Chớ giữ làm chi có ích gì. Thở ra chẳng lại còn chi nữa. Vạn pháp vô thường buông xuống đi”
(Trích/ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG BÊN THẦY CHÚNG CON HỌC ĐẠO tập 5 trang 5/nguyenthuychonnhu.net)
kieu anh đã bình luận
Chao chi!e rat buon khi doc duok cau ch cua chi.chi hay lam theo tieng goi cua con tim mjk di.du.g gi 2 dua be.va gd 2 ben.chi hay tu do suy ngi.va wuyet dinh.that su k ai muon chia se ng mjh yeu thhong.va nhat la ng ban doi cua mjk.sau nay 2 dua be. Khi no lon len no se toi nghiep va yeu thuong chi hon.chu no k oan trac ma k con tinh cam.thi song chung chi la dau kho.ng dau kho nhat chjh la phu nu mjk thoi chi ak.h chi dau.neu song ma k co
hanhphucgiadinh.vn đã bình luận
http://hanhphucgiadinh.vn/30470/toi-muon-chia-se-voi-ban-cach-gianh-lai-hanh-phuc-tu-tay-ke-thu-ba/
btram212 đã bình luận
E rat hieu tam trang cua chi hien gio.e cung dong cam voi chi vi la phu nu e hieu bi phan boi la dau kho ra sao.nguoi tung yeu minh tha thiet nay da co nguoi khac thay the.tam trang se ton thuong va do la ran nut giua 2 vo chog. Neu nhu cho a co hoi co that a se yeu chi nhu truoc va se kg dong long truoc su cam do kia. Neu da thay long thi lam sao han gan nhu truoc.neu thuong con tha thu cho a.vay a co thuong con ma chung thuy voi chi kg. chi hay suy nghi that ki khi quyet dinh ly hon voi a.
hoa đã bình luận
dan ong la vay ma gan nhu tat ca bon ho deu nhu vay. luc ngheo thi tu te nhung khi co chut quyen tien thi tro mat ngay coi vo ko ra gi nhat la con co bo nua. dung bao j tin co ty vinh cuu.