Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Có nên massage khi mang bầu?

Có chị em nào “khổ sở” như mình không? Mình mang thai đến tháng thứ 8 rồi và mình cảm thấy đau ê ẩm khắp lưng. Đó là lý do mình đã đến trung tâm massage chữa bệnh để được massage cho dễ chịu.

Thế mà cô nhân viên massage (nhìn có vẻ có kinh nghiệm) lại từ chối massage hay bóp phần thắt lưng và hông cho mình chứ. Mình nghĩ rằng cô ấy ngại bụng mình to mà từ chối nên đã ra sức nài nỉ cô ấy, dù chỉ massage cho mình vài phút thôi cũng được.

Nhưng cô ấy kiên quyết không, cô ấy còn bảo làm như vậy sẽ có tác động đến nhau thai, có thể làm cho nhau thai bong sớm, dẫn đến sinh sớm nên cô ấy không dám mạo hiểm. Mà mình cảm giác cô ấy massage mà như không chạm vào mình vì mình không cảm thấy cô ấy ấn vào da thịt mình. Nói thật là đi massage về mà mình chẳng thấy thoải mái hơn chút nào. Mình cứ nghĩ massage cho bà bầu trước sinh cũng tốt chứ nhỉ?

Có nên massage khi mang bầu? 1
Mình cứ nghĩ massage cho bà bầu trước sinh là tốt

Và đúng như vậy đấy nhé. Các mẹ nào cũng có quan niệm rằng massage không tốt cho cả mẹ và thai nhi thì nên thay đổi quan điểm đi nhé.

Thời kì mang thai tuy là hạnh phúc nhưng cũng vô cùng mệt mỏi với các mẹ. Không ít mẹ cảm thấy căng thẳng thần kinh vô cùng và đau nhức khắp cơ thể khiến bản thân chỉ muốn được xoa bóp cho thư giãn. Và thực tế thì việc massage lưng là hoàn toàn an toàn trong quá trình mang thai bình thường, và việc massage nhẹ nhàng không có nghĩa là sẽ làm bong nhau thai dẫn đến sinh sớm.

Ngay cả về lý thuyết thì điều này cũng hoàn toàn vô lý, vì nhau thai không thuộc các cơ cột sống hoặc cơ lưng. Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng massage có liên quan đến tình trạng sẩy thai ở các thai phụ. Nhưng một số nhà chuyên môn đề nghị không thực hiện việc massage cho các thai phụ trong suốt ba tháng đầu của thai kỳ.

Có nên massage khi mang bầu? 2
Và thực tế thì việc massage khi mang thai là hoàn toàn an toàn trong quá trình mang thai bình thường, và không có nghĩa là sẽ dẫn đến sinh sớm.

Phải nói là thông tin sai lệch như cô nhân viên massage nói trên đã nói trên đã khiến không ít các mẹ như mình cảm thấy tuyệt vọng vô cùng và cảm thấy rất tiếc, vì mình rất thích được massage, vừa để thư giãn, vừa đỡ được những cơn đau lưng do em bé càng ngày càng lớn. Nếu cứ “tung tin” như cô massage kia thì sẽ càng làm cho các mẹ lo lắng hơn cả cần thiết, không dám để ai động vào người và âm thầm chịu đựng những cơn nhức mỏi một mình.

Các nhà khoa học tin rằng, việc massage cho các bà bầu sẽ rất có lợi cho sức khỏe thai kì, bao gồm:

– Tăng cường sự điều hòa hormone giúp giảm stress và lo lắng

– Giảm sưng khớp xương

– Cải thiện cơn đau nhức thần kinh

– Tuần hoàn máu tốt hơn

– Giảm đau nhức cơ bắp

– Ngủ ngon hơn

Các mẹ sẽ không phải chờ đợi cho đến khi bạn sinh con rồi mới được massage, miễn là phải tìm được người có kinh nghiệm massage cho mình.

Nói như vậy không có nghĩa là các mẹ cứ thích massage lúc nào là đi đâu nhé. Massage trong khi mang thai cũng có một vài điều cần lưu ý đấy. Thứ nhất là, khi tiến hành xoa bóp, cần tránh tạo áp lực mạnh lên những điểm có thể kích thích tới dạ con và các cơ vùng xương chậu. Thứ hai là các thai phụ khi được massage nên nằm ở tư thế thoải mái và an toàn nhất, thông thường là với tư thế nằm nghiêng một bên. Thứ ba là, phải tìm được những người có tay nghề massage.

Thực ra, việc massage trước khi sinh nở là một liệu pháp tốt, miễn là được thực hiện đúng cách và với mức độ vừa phải. Để yên tâm hơn cả, các mẹ nên tìm đến những cơ sở massage có uy tín và đề nghị được các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn và giúp đỡ. Điều này là rất quan trọng vì nó liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ cùng thai nhi.

Massage có thể làm giảm rất nhiều những áp lực của thai kỳ, cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Các mẹ sẽ không phải chờ đợi cho đến khi bạn sinh con rồi mới được massage, miễn là phải tìm được người có kinh nghiệm massage cho mình. Tuy nhiên, massage trước khi sinh chống chỉ định với các mẹ có nguy cơ sẩy thai cao hoặc bị các biến chứng như tiền sản giật.

Các mẹ đừng làm gì “liều” mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

dmp_ruby - 24/04/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai , Sức khỏe phụ nữ , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú
  • Thổi bay vết rạn da ở mẹ bầu bằng lòng trắng trứng gà
  • Hoa thiên lý giúp mẹ bầu hết nỗi lo bệnh trĩ
  • Mọi điều “quá” đều không tốt cho bà bầu
  • 10 lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình