Cho dù con bạn sắp bước qua tuổi thứ 8 nhưng chưa hẳn bé đã có thể nói một cách lưu loát và diễn đạt trôi chảy ý tưởng của mình cho người khác người khác hiểu.
Không có sự chuẩn bị trước khi nói vì vậy trẻ vừa nói vừa phải dừng lại để suy nghĩ. Đặc biệt là những vấn đề khó càng khiến cho trẻ dùng nhiều “à”, “ừ” và tăng khoảng trống giữa các câu nói. Một số trẻ bị tật nói nhịu, nói lắp từ bẩm sinh. Dù đã sửa một phần nhưng hết chưa hoàn toàn.
Ngoài ra, ngắt quãng trong khi nói còn do sự thiếu tập trung. Trẻ vừa nói vừa làm việc khác, nghĩ tới chuyện khác. Đôi khi còn do người nghe, việc nghe bằng “nửa tai” của bố mẹ có thể làm trẻ không có hứng thú để nói tiếp.
Nếu không giúp trẻ sửa chữa có thể dẫn đến thói quen không tốt cho trẻ sau này. Đặc biệt là việc phát triển kĩ năng thuyết trình, thuyết phục người khác. Do vậy ngay từ bây giờ cha mẹ trẻ có thể giúp trẻ luyện tập bằng một số cách như: nhắc trẻ suy nghĩ trước khi chuẩn bị nói, tập diễn đạt nhiều lần ý tưởng của mình. Nếu trẻ nói sai cha mẹ không nên cắt lời trẻ ngay, hãy để trẻ nói hết sau đó hướng dẫn trẻ sửa một số lỗi sai. Thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh khi giảng giải cho trẻ là cần thiết.
Thay vì cười nhạo trẻ, cha mẹ và người thân nên khuyến khích trẻ nói nhiều hơn. Việc đọc thơ, hát…cũng giúp trẻ rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ và khả năng diễn đạt. Tuy nhiên có một chú ý nhỏ với bạn là: Phải tập trung lắng nghe lúc con nói và ngược lại khi mình nói cũng phải thu hút sự chú ý của trẻ.