Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh đau đầu khi mang bầu

Do tăng kích thích tố và lượng máu trong cơ thể, chứng nhức đầu có thể ám ảnh bạn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong 3 tháng cuối, chứng nhức đầu lại có liên quan tới sự tăng trọng lượng. Một số ít trường hợp nhức đầu là dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân lành tính thông thường của nhức đầu khi mang thai gồm:

  • Dao động nội tiết tố.
  • Căng các cơ ở đầu, cổ và lưng.
  • Nghẹt mũi, mất nước.
  • Uống caffein.
  • Huyết áp thấp; do chứng đau nửa đầu có từ trước.
  • Đói, căng thẳng.

Thỉnh thoảng, đau đầu có thể do nguyên nhân y tế gồm: Tiền sản giật, viêm xoang (cần dùng kháng sinh); bệnh thần kinh (rất hiếm).

Nguyên nhân 1
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, chứng nhức đầu thường liên quan tới sự tăng lên của trọng lượng cơ thể

Điều trị nhức đầu nhẹ

Uống một cốc nước và nghỉ ngơi là cách giảm cơn nhức đầu nhẹ. Nếu cơn đau nửa đầu âm ỉ hoặc nghiêm trọng (hay đi kèm những triệu chứng khác) thì bạn cần đi khám. Những trường hợp cần đi khám khác là:

  • Nói khó khăn, mất vận động hoặc bị tê, ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
  • Cơn đau nặng đột ngột khởi phát.
  • Đau cả ở phần trên, bên phải bụng.
  • Đi tiêu, đi tiểu mất kiểm soát.
  • Cơn đau dai dẳng với nhiều dấu hiệu mới.
  • Thay đổi thị giác.
  • Tăng cân đột ngột hoặc sưng ở mặt và tay.

Phòng chống

– Xác định nguyên nhân đau đầu của bạn. Theo dõi các bữa ăn và hoạt động của bạn cũng như thời gian xuất hiện nhức đầu. Từ đó, bạn có thể biết cách khắc phục những thói quen làm nhức đầu.

– Tập thể dục. Đi bộ hàng ngày hoặc tập yoga. Thực hành những động tác thư giãn, chẳng hạn hít thở sâu, thiền…

– Ăn bữa nhỏ nhưng rải đều cả ngày để ổn định lượng đường trong máu.

– Uống đủ nước để không mất nước.

– Ngủ có giờ giấc. Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần.

– Duy trì tư thế tốt giúp ngăn ngừa căng cơ.

xuanlai - 20/03/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Có cần phải lo lắng khi nước tiểu bà bầu bị đục?
  • Những xét nghiệm cần thiết với bà bầu
  • Phòng trừ khô, nghẹt mũi lúc mang bầu
  • Những lời khuyên tốt cho bà bầu công sở
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình