Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Da bé xanh xao vì nguyên nhân nào?

Khi thấy da bé có sắc xanh xao, bất cứ cha mẹ nào cũng đều rất lo lắng. Nguyên nhân nào dẫn đến những biểu hiện này? Bạn hãy kiểm tra xem có phải bé mắc những bệnh lý dưới đây không nhé.

1. Bé không nhận được đủ oxy

Lượng oxy dự trữ đủ trong phổi có chức năng tái tạo hồng cầu và tế bào máu khiến làn da bé luôn hồng hào, khỏe mạnh. Thiếu oxy, da bé dễ trở nên xanh tím. Nếu bé thường xuyên có biểu hiện xanh tím vùng môi, lưỡi hoặc vùng kín thì có khả năng bé mắc chứng bệnh về phổi. Trường hợp này bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm cách điều trị.

2. Bé thiếu máu

2. Bé thiếu máu 1
Làn da lý tưởng nhất ở bé là luôn được hồng hào

Tốc độ lưu thông máu trong cơ thể bé quá chậm; kết quả, máu và oxy không được tuần hoàn tốt và khiến da bé xanh xao. Trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung viên sắt cho bé trong một khoảng thời gian.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, bé được bổ sung viên sắt thường lười ăn và ăn kém ngon miệng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng viên sắt cho bé.

3. Bé mắc bệnh tim bẩm sinh

Các bác sĩ gợi ý rằng, làn da lý tưởng nhất ở bé là luôn hồng hào. Mặc dù khi bé khóc to, làn da toàn thân có biến đổi chút ít nhưng da bé sẽ trở lại bình thường ngay sau đó.

Trường hợp môi, da đầu ngón tay, ngón chân bé luôn trong tình trạng xanh tím, có khả năng bé mắc bệnh tim. Khi bé mắc bệnh, tuần hoàn máu trong tim bé thường bị rối loạn, cơ thể bé sẽ thiếu oxy, khiến bé bị tím môi và tím đầu ngón chân, tay.

Ngoài ra, bé bị bệnh tim bẩm sinh thường khá yếu, kém hoạt động. Khi bé bú hoặc quấy khóc, làn da bé sẽ trở nên tím tái. Bé tăng cân chậm, đổ nhiều mồ hôi, sức đề kháng kém nên dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bé cũng có hiện tượng thở co rút lồng ngực mỗi khi hoạt động nhiều.

Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé và có biện pháp điều trị thích hợp.

xuanlai - 01/03/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bé , Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Việc không nên làm để bé khỏe trong mùa hè
  • Phòng chống tác hại của bể bơi với đôi mắt của trẻ
  • Những lưu ý khi cho trẻ bơi lội

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình