Trẻ nhỏ đang ở giai đoạn chán ăn, chậm lớn là nỗi lo lắng của rất nhiều gia đình. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ làm cho bậc phụ huynh mệt mỏi, stress trong quá trình nuôi dạy trẻ. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Biểu hiện của trẻ biếng ăn, chậm lớn?
Dưới đây là những dấu hiệu của trẻ biếng ăn, chậm lớn:
- Trẻ khó chịu, khóc, quấy trong bữa ăn.
- Trẻ ngậm thức ăn, phun hoặc trực nôn thức ăn.
- Thời gian ăn kéo dài hơn 30 phút.
- Trẻ ăn không hết khẩu phần, chỉ ăn các món quen thuộc hoặc ăn không đúng mật độ tuổi.
- Có dấu hiệu chậm nói, chậm lẫy, bò, đứng và đi.
- Không tăng cân trong vòng 3 tháng gần đây.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra biếng ăn, chậm lớn ở trẻ, cụ thể như:
- Trẻ biếng ăn bệnh lý: Trẻ mắc ốm hoặc mắc bệnh lý kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, không có hứng thú khi ăn uống. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ như: bệnh về đường hô hấp (ho, viêm phổi, viêm họng,…) hoặc bệnh về đường tiêu hóa. Uống quá nhiều thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm hấp thụ dinh dưỡng.
- Trẻ biếng ăn sinh lý: Tình trạng này diễn ra cùng khoảng thời gian trẻ bắt đầu biết lật, ngồi, bò, đứng, đi. Trẻ có xu hướng ăn ít hơn bình thường nhưng không cân nặng và sức khỏe không thay đổi.
- Trẻ biếng ăn tâm lý: Thay đổi môi trường sống, giờ ăn, địa điểm ăn, trẻ bị áp lực tâm lý khi ăn,… cũng là nguyên nhân làm bé lười ăn, chậm lớn.
- Do thiếu vi chất: Trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết như vitamin A. vitamin B, vitamin C, selen, kẽm, sắt,… dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng, không có hứng thú với thức ăn.
- Do không hợp khẩu vị: Cha mẹ cho trẻ ăn một món liên tục trong nhiều bữa, thức ăn quá nhạt hoặc mặn,…
Cách cải thiện tình trạng biếng ăn chậm lớn ở trẻ
Tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ nếu cứ kéo dài mà không xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy như: suy dinh dưỡng, kém phát triển, chậm vận động,… Dưới đây là những cách giúp trẻ ăn ngon, mau lớn.
Bổ sung dinh dưỡng
Cha mẹ nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất như: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thay đổi thực đơn hàng ngày, kết hợp với các thực phẩm nhiều màu sắc để trẻ có hứng thú ăn hơn và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Thời gian ăn khoa học
Với tâm lý của trẻ lười ăn, mẹ hãy giảm số lượng bữa ăn trong ngày của trẻ xuống. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nên ăn 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ là sữa hoặc trái cây. Mẹ cần thiết lập cho trẻ thời giản ăn một bữa là khoảng 30 phút, nên ăn vào khung giờ cố định để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học, hợp lý.
Tạo không khí vui vẻ khi ăn
Cha mẹ có thể tạo động lực cho trẻ thể hiện sự động viên, khích lệ bằng cách khen ngợi khi trẻ ăn được một ít. Quan trọng phụ huynh không được áp đặt ý kiến khi trẻ chọn lựa thức ăn của mình.
Tạo không gian ấm cúng, vui vẻ trong bữa ăn có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cho trẻ ngồi ăn cùng với gia đình sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn khích hơn khi ăn, từ đó giải quyết được vấn đề trẻ biếng ăn chậm lớn.
Cho con tự ăn
Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ từ 15 tháng trở nên thường ăn nhiều hơn khi được tự mình thử sức với việc ăn. Nếu bố mẹ liên tục đút thức ăn vào miệng bé, có thể tạo thói quen không tốt và khiến trẻ không cảm nhận rõ hương vị thực phẩm. Điều này dẫn đến sự không thoải mái khi ăn và gây ra tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn.
Cha mẹ có thể đưa ra một số lựa chọn để giúp con dễ dàng hơn trong việc chọn món ăn. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bé tận hưởng bữa ăn một cách vui vẻ và khơi gợi hứng thú thích ăn uống của trẻ.
Tăng cường vận động
Bố mẹ nên dành thời gian tham gia vào những hoạt động vận động cùng trẻ như đi bộ, chơi trò trốn tìm hoặc thậm chí là đu quay. Khi trẻ được vận động đều đặn, trẻ sẽ có lợi cho sự phát triển của xương cơ, tăng cường hệ thống miễn dịch và cũng giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Tẩy giun định kỳ
Trẻ em từ 1 tuổi tuổi trở lên cần được tẩy giun định kỳ. Cha mẹ cho trẻ tẩy giun định kỳ là cứ 6 tháng 1 lần, vì trẻ rất dễ nhiễm giun, sán, gây suy nhược cơ thể, chán ăn, biếng ăn.
Thăm khám chuyên gia
Đối với những trường hợp trẻ biếng ăn chậm lớn mà cha mẹ đã thử các cách nhưng không cải thiện. Lúc này giải pháp tốt nhất là cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để thăm khám và tìm những cách cải thiện tốt nhất phù hợp với tình trạng của trẻ.
Trên đây là những cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn. Để trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên kiên trì thực hiện các biện pháp giúp bé có tâm lý thoải mái nhất khi ăn. Chúc cha mẹ thành công!