Suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 24 tháng. Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo theo các vấn đề về sức khỏe như bệnh hô hấp, suy thận, suy tim,… Vậy nguyên nhân khiến gây suy dinh dưỡng ở trẻ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi 19,6% đến dưới 20% với hơn 230.000 trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất cần thiết như: protein, lipid, vitamin và các chất khoáng. Điều này sẽ làm giảm các họa động cơ quan, hoạt động và sự tăng trường ở cơ thể trẻ.
Suy dinh dưỡng làm chậm tốc độ tăng trường, ảnh hướng đến sự phát triển của não bộ, khả năng giao tiếp, trí thông minh ở trẻ. Cùng với đó là sức đề kháng kém khiến trẻ mắc phải nhiều bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng mà cha mẹ cần biết.
Trẻ cai sữa mẹ quá sớm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu cần bú mẹ hoàn toàn, Từ khoảng 6 tháng đổ ra cho đến 24 tháng tuổi, trẻ cần được kết hợp giữa bú mẹ và ăn dặm các loại bột, cháo, cơm nát. Sữa mẹ được biết đến là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thể các mẹ không nên cho trẻ cai sữa cho trẻ quá sớm bởi khi đó hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, dễ mắc các bệnh lý và thiếu dưỡng chất trầm trọng.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Cha mẹ nên bắt đầu thực hiện việc ăn dặm cho trẻ khi đã đủ 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng của trẻ, khi cơ thể và não bộ đang phải trải qua những thay đổi đáng kể và đòi hỏi lượng năng lượng lớn hơn để phát triển. Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm có thể gây khó khăn cho việc hấp thụ dưỡng chất bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt. Ngược lại, nếu ăn dặm quá muộn có thể dẫn đến việc bé không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng hơn.
Trẻ biếng ăn
Biếng ăn cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết từ chế độ ăn uống sẽ làm thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể.
Nguyên nhân chính của biếng ăn có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau. Trẻ có thể gặp vấn đề về sức khỏe như viêm họng, đau răng, hoặc vấn đề tiêu hóa, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn và không thoải mái. Môi trường ăn uống cũng có thể ảnh hưởng, ví dụ như vửa ăn vừa xem thiết bị điện tử hoặc mùi vị thức ăn không hấp dẫn cũng làm cho trẻ chán ăn. Stress, lo lắng hoặc sự thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ cũng có thể làm trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc. Đôi khi, việc áp đặt hay tạo áp lực quá mức từ phía người lớn cũng làm cho trẻ mất đi sự thích thú và ham muốn khi ăn.
Biếng ăn kéo dài có thể gây ra suy dinh dưỡng nặng nề, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm nhiều màu sắc, thay đổi thực đơn liên tục để trẻ hứng thú hơn khi ăn.
Chăm sóc trẻ sai cách
Cha mẹ chưa có kiến thức về bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ khiến cho bữa ăn của trẻ bị thiếu dưỡng chất. Đa số các bé có thể ăn quá ít hoặc bị hạn chế về chế độ ăn do mẹ lo ngại rằng việc thay đổi khẩu vị có thể làm bé không còn hứng thú khi ăn, ăn ít và khó chịu khi thấy đồ ăn. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ chỉ được tiếp xúc với một số ít món ăn quen thuộc, từ đó làm mất cân đối về dinh dưỡng cho trẻ.
Trẻ ốm đau kéo dài
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch khá yếu ớt nên rất dễ bị mắc các bệnh lý như: bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, sởi, kiết lỵ. Nếu bệnh càng kéo dài, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, ốm yếu. Từ đó có thể khiến trẻ chán ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Khi trẻ phải đối mặt với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus như cảm cúm, nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ thường trở nên biếng ăn và bỏ bữa ăn. Việc phải điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh cũng gây ra tình trạng mất hứng thú với thức ăn, khiến cho vị giác của trẻ trở nên nhạt nhẽo.
Trẻ bị dị tật bẩm sinh
Một số trẻ mắc những bệnh bẩm sinh như: sinh non, thai nhi bị suy dinh dưỡng trong bào thai hay các tình trạng như tật hở hàm ếch, sứt môi, hoặc bệnh tim bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng nặng của trẻ. Những bệnh lý này khiến cho quá trình ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ trở nên khó khăn hơn.
Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, cha mẹ cần phải cải thiện từ bữa ăn hàng ngày của trẻ. Cần phải bổ sung cho trẻ đẩy đủ các nhóm chất sau:
- Nhóm tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn,…
- Nhóm các loại hạt và đậu: hạt hạnh nhân, hạt vừng, hạt lạc, đậu đỏ, đậu nành, đậu xanh,…
- Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa: sữa, phô mai, sữa chua,…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, hải sản,…
- Nhóm cung cấp đạm, vitamin và axit béo: trứng,…
- Nhóm rau củ chứa vitamin: cà rốt, cải xanh, cải thìa, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh,…
- Nhóm chất xơ và khoáng chất: củ cải, su hào,…
- Nhóm chất béo: cá hồi, cá trích, cá thu, mỡ động vật, các loại dầu thực vật,…