Có lẽ mẹ nào cũng đã từng trải qua những tháng ngày đầy thách thức khi con gặp tình trạng kém ăn kém ngủ. Đây không chỉ là vấn đề phổ biến mà còn là một phần trong hành trình chăm sóc con cái. Mặc dù tình trạng này không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ, nhưng nếu kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ kém ăn kém ngủ khó ngủ của trẻ và cách giải quyết hiệu quả vấn đề này nhé.
Tại sao trẻ lại kém ăn kém ngủ?
Có 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây biếng ăn, kém ăn ở trẻ đó là:
Biếng ăn cho sinh lý
Biếng ăn sinh lý là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ có những biến đổi về thể chất hoặc hình thành một số kỹ năng mới, thường sẽ gặp phải những khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi mới. Trẻ sẽ có những biểu hiện như khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Đây là một hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp hỗ trợ để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn.
Biếng ăn do tâm lý
Biếng ăn tâm lý là hiện tượng trẻ phản ứng lại với những tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh như người lớn quát mắng, thay đổi môi trường sống, hoặc trẻ bị sợ hãi, áp lực, bị bắt nạt… Điều này làm cho trẻ có những cảm xúc tiêu cực như buồn, giận, lo lắng, căng thẳng… Khi đó, trẻ sẽ không có hứng thú với việc ăn uống và có xu hướng tránh né, chống đối hoặc khóc lóc khi được cho ăn. Đây là một hiện tượng tâm lý phổ biến ở trẻ em và cần được quan tâm và giải quyết kịp thời.
Biếng ăn do bệnh lý
Khi gặp những vấn đề về sức khỏe như cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý khác, trẻ sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, khó tiêu hóa, đau đớn hoặc mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống và dinh dưỡng của trẻ. Vậy nên, khi phát hiện trẻ biếng ăn bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, cung cấp cho con những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và hợp khẩu vị. Như vậy, bé sẽ nhanh chóng hồi phục và ăn uống bình thường.
Phần lớn các trường hợp trẻ biếng ăn, kém ăn thường sẽ kèm theo khó ngủ, kém ngủ, ngủ không ngon… Sau đây là một số yếu tố khác khiến trẻ kém ăn kém ngủ:
Do trẻ bị đói
Trẻ bị đói là một nguyên nhân gây ra chứng kém ăn kém ngủ ở trẻ. Khi trẻ không ăn đủ, cơ thể trẻ thiếu năng lượng, dạ dày trống rỗng, lượng đường huyết giảm. Điều này kích thích các thụ cảm thần kinh ở niêm mạc dạ dày gửi tín hiệu đến não, khiến dạ dày co thắt liên hồi. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng, quấy khóc và không ngủ được.
Do môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống không vệ sinh, nhiều khói bụi, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và thần kinh của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, khó đi sâu vào giấc ngủ.
Do trẻ đang mắc các bệnh lý
Các bệnh lý viêm họng, viêm amidan, cảm cúm, sốt, đau răng… cũng là nguyên nhân khiến trẻ khiến trẻ chán ăn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Do thay đổi môi trường sống
Việc thay đổi chỗ ở hay môi trường sống mới khiến trẻ chưa kịp thích nghi nên sẽ gặp phải tình trạng lạ chỗ, khó ngủ.
Do thời gian cho trẻ ngủ không hợp lý
Thường thì trẻ nhỏ sẽ không tự giác đi ngủ mà sẽ chơi cho đến khi mệt rồi mới ngủ. Vì vậy, cha mẹ thường bắt trẻ đi ngủ sớm khi trẻ chưa thực sự buồn ngủ, điều này sẽ khiến trẻ khó chịu, cáu gắt khi ngủ.
Giải pháp cải thiện tình trạng kém ăn kém ngủ hiệu quả
Trẻ kém ăn kém ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí não. Do đó, cha mẹ cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này kịp thời. Dưới đây là một số cách đơn giản, mọi người có thể tham khảo:
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé
Cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đa dạng các loại thực phẩm và chế biến theo nhiều kiểu khác nhau để kích thích sự thèm ăn cho bé. Ngoài ra các mẹ cần bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin giúp con tăng cường đề kháng, phát triển toàn diện.
Tạo cho trẻ thói quen ăn ngủ hợp lý
Nên lập thời gian biểu cho việc ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ một cách cân bằng. Tránh tình trạng trẻ ăn ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Điều này đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Nên phân bổ thời gian, đan xen giữa các bữa chính và bữa phụ hợp lý, không nên cho bé ăn quá no vào buổi tối và ngủ quá nhiều vào ban ngày vì trẻ sẽ dễ bị mất ngủ về đêm.
Xây dựng môi trường sống lành mạnh
Cha mẹ cần tạo một môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh, không gian thoáng đãng để con có thể vận động, vui chơi thoải mái, tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn. Được vui chơi, vận động nhiều sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng nên sẽ nhanh đói hơn, ăn ngon miệng hơn và ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Không gây áp lực tâm lý cho bé
Cần tuyệt đối không gây áp lực cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ. Không quát mắng, dọa nạt, bắt trẻ ăn hoặc đi ngủ, điều này sẽ khiến bé sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn hoặc giờ đi ngủ. Cha mẹ nên kiên nhẫn, dỗ ngọt nếu con có dấu hiệu kém ăn, kém ngủ.
Massage hoặc kể chuyện cho bé trước khi ngủ
Massage trước khi ngủ khiến bé thoải mái, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể kể các câu chuyện cổ tích, những mẩu chuyện thiếu nhi cho con trước khi ngủ để bé dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
Điều trị các bệnh lý mắc phải
Nếu bé đang gặp phải các bệnh lý gây kém ăn, kém ngủ thì việc đầu tiên cần làm đó là điều trị khỏi các bệnh lý đó. Khi khỏi bệnh, các bé sẽ ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ kém ăn kém ngủ cùng những giải pháp đơn giản cải thiện hiệu quả tình trạng này. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức chăm sóc con khỏe mạnh hơn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, các bạn có thể để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất.