Sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ lại là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt gây thiếu máu. Vậy thiếu sắt ở trẻ cần bổ sung gì? Mời phụ huynh tham khảo bài viết sau đây để bỏ túi mẹo bổ sung vi chất sắt cho bé yêu nhé.
Mục lục
Tại sao trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt?
Sắt là nguyên liệu quan trọng để sản xuất huyết sắc tố (hemoglobin) – một loại protein có chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Sắt giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và giúp cơ bắp lưu trữ và sử dụng oxy. Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hồng cầu khỏe mạnh. Điều này khiến các mô cơ, tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, sắt còn là vi chất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể. Những trẻ thiếu sắt thường dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, cúm và các nguy cơ khác như suy yếu cơ, học tập và hành vi có vấn đề, kỹ năng vận động chậm, tự cô lập xã hội… Chính vì vậy, sắt đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ.
Tuy nhiên, thực tế thực trạng thiếu sắt ở trẻ em Việt khá phổ biến. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019- 2020, trên toàn quốc cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Tùy mức độ mà trẻ có thể bị thiếu máu do thiếu sắt ở thể nặng hay nhẹ.
Nhu cầu sắt ở trẻ em
Trẻ sinh đủ tháng và có cân nặng đạt chuẩn, sau khi sinh đã có sẵn một lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian trẻ lớn dần lên nếu không được cung cấp đủ sắt, trẻ dễ gặp tình trạng thiếu hụt vi chất này. Dưới đây là liều dùng bổ sung sắt cho trẻ trong từng giai đoạn:
- Trẻ dưới 6 tháng: Nếu không sinh non hoặc không bị rối loạn hấp thu có thể phát triển khỏe mạnh dựa vào lượng sắt dự trữ trong thai kỳ. Trẻ sinh non, mẹ cần bổ sung thêm 2mg/kg/ngày, tối đa không quá 15mg/ngày, bắt đầu từ 1 tháng tuổi.
- 7-12 tháng tuổi: 11 mg/ngày
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 7mg/ngày
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 10mg/ngày.
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày.
- Trẻ từ 14-18 tuổi: 15mg/ngày với bé gái và 11mg/ngày với bé trai
Tham khảo thêm: Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?
Trẻ thiếu sắt cần bổ sung gì?
Trẻ em bị thiếu sắt, cha mẹ cần bổ sung đúng cách nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông thường, trẻ thiếu sắt được bổ sung thông qua 3 nguồn sau đây:
1. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bé, đặc biệt là sắt. Tuy lượng sắt có trong sữa mẹ không cao (chỉ chiếm 0,35mg/lít) nhưng có khả năng hấp thu tốt. Vì vậy, mẹ hãy duy trì nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất 6 tháng đầu sau sinh để bé nhận được những dưỡng chất cần thiết để phát triển tốt nhé.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của bé, thời điểm này mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, trứng, hải sản, gan động vật, rau xanh… Hoặc có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung để bé hấp thụ qua sữa mẹ.
2. Chế độ ăn giàu sắt cho bé
Khi bé được 6 tháng tuổi là tới thời kỳ ăn dặm. Ngoài sữa mẹ, trẻ được bổ sung sắt thông qua dinh dưỡng hàng ngày. Vậy trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Bạn có thể cho trẻ ăn các thực phẩm như:
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê… có hàm lượng sắt dồi dào, những loại thịt này giúp tạo máu hiệu quả cho bé đang bị thiếu sắt.
- Gan động vật: Hàm lượng sắt cao có trong gan động vật giúp bổ sung sắt cho trẻ thiếu sắt thiếu máu. Trong 100g gan lợn chứa khoảng 12mg sắt, 100g gà chứa khoảng 10mg sắt. Tuy nhiên, trong gan có chứa nhiều độc tố, mẹ nên chế biến đúng cách và cho bé ăn lượng vừa phải.
- Hải sản: Đây là nguồn cung cấp sắt và kẽm dồi dào mà mẹ không nên bỏ qua khi chế biến món ăn cho bé. Một số loại hải sản tốt cho trẻ thiếu sắt như cá, nghêu, cua, sò, tôm… Ngoài sắt, các loại hải sản còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể mà bạn có thể bổ sung linh hoạt vào thực đơn của bé.
- Trứng: Không chỉ thơm ngon bổ sưỡng mà trứng còn khá giàu sắt. Một quả trứng luộc chứa khoảng 1mg sắt. Ngoài ra, chúng còn cung cấp vitamin, protein và các khoáng chất khác cho cơ thể.
- Rau xanh lá: Các loại rau xanh lá như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh có chứa từ 2,5 – 6,4mg sắt/ mỗi cốc nấu chín. Do đó, trong giai đoạn ăn dặm của bé mẹ có thể thái nhỏ, hấp chín cho bé thưởng thức nhằm bổ sung dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt.
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu lăng, đậu xanh, đậu đỏ… có chứa trung bình 3mg sắt/100g. Mẹ chỉ cần nghiền nhỏ rồi nấu súp hoặc cháo là đã có một món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ thiếu sắt.
- Bí ngô: Ngoài lượng sắt cần thiết, bí ngô còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp cho quá trình tạo máu như protein thực vật, vitamin, canxi, kẽm, phốt pho…
Khi trẻ thiếu sắt, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt bò (1 tuần ăn 4 bữa, 50 – 70g/bữa tùy độ tuổi), gan động vật,… Tuy nhiên, nếu 1 – 2 tháng tình trạng thiếu sắt không cải thiện thì có thể bổ sung các sản phẩm đa vi chất trong đó có sắt để cải thiện thiếu sắt ở bé.
Ngoài các thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng cho bé kết hợp sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C kể đến như trái cây họ cam quýt, quả mọng, rau lá xanh, ớt chuông, dâu tây…
Tham khảo thêm: Một số món ăn giàu sắt cho bé
3. Sản phẩm bổ sung sắt
Bên cạnh các loại thực phẩm kể trên, mẹ có thể sử dụng sản phẩm bổ sung sắt dành cho bé. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ. Bởi bổ sung sai cách hoặc quá liều có thể gây ngộ độc và đe dọa tới tính mạng.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm bổ sung sắt với các dạng khác nhau như viên nang, dạng ống nước, siro. Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt cho bé, mẹ có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
- An toàn: Đây là tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào cho bé, đặc biệt là những sản phẩm bổ sung vi chất sắt. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn, lành tính.
- Nguồn gốc rõ ràng, uy tín: Nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên chọn thương hiệu có uy tín trên thị trường, được Bộ Y tế cấp phép, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đầy đủ.
- Hấp thu cao: Sắt là vi chất khó hấp thu, vì vậy khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt cần có sự hấp thu cao. Hiện nay, các sản phẩm sắt nước hữu cơ có khả năng hấp thu cao hơn hẳn so với các sản phẩm thông thường khác.
- Dễ uống: Sản phẩm có tốt đến đâu mà khó uống thì đều không tác dụng. Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt dễ uống khiến trẻ hợp tác khi bổ sung.
Liều lượng và thời gian bổ sung sắt của trẻ cần được tính toán chính xác. Do đó, cha mẹ không nên tự ý bổ sung sắt cho bé. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể về liều lượng, thời gian để bổ sung sắt cho bé đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Tham khảo thêm: Thời điểm bổ sung sắt cho bé
Nguồn: Fogyma.vn