Bấm huyệt chữa đau đầu là một phương pháp chữa trị có nguồn gốc từ y học cổ truyền phương Đông giúp giải tỏa khó chịu, bực bội khi cơn đau đầu xảy ra. Cho đến nay phương pháp này vẫn còn được ưa chuộng và áp dụng hác phổ biến. Tìm hiểu kỹ về từng huyệt đạo và cách bấm huyệt đúng để đem lại hiệu quả chữa đau đầu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đôi nét về bấm huyệt
Theo y học cổ truyền, huyệt đạo trên cơ thể là những điểm vô cùng nhạy cảm, chúng có liên quan mật thiết với kinh lạc và là nơi ra vào của khí. Do đó, khi bấm huyệt đồng nghĩa với thao tác dùng bàn tay hoặc ngón tay để tác động lực lên huyệt vị đã xác định, từ đó kích hoạt khả năng tự phục hồi và chữa lành của cơ thể.
Bấm huyệt được chứng minh rằng có hiệu quả đối với các bệnh lý liên quan đến hệ thống dây thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương, bệnh cơ xương khớp và các chứng bệnh mãn tính.
Tác dụng của phương pháp bấm huyệt đem lại cho người đau đầu
Như đã trình bày ở trên, bấm huyệt hoạt động dựa trên cơ chế tác động lực lên các huyệt đạo. Khi áp dụng để điều trị đau đầu, phương pháp này sẽ mang lại những tác dụng bất ngờ như:
- Kích thích máu lưu thông trên toàn bộ cơ thể và não bộ giúp não khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, tác dụng thúc đẩy máu lưu thông còn giúp phục hồi tình trạng thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình – đây cũng là nguyên nhân gây đau đầu.
- Giải phóng tình trạng căng cơ, từ đó làm giảm cơn đau đầu.
- Giảm stress, giữ cho tình thần được thoải mái. Điều này làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng
- Bấm huyệt tác động lên hệ thần kinh thụ cảm, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát.
- Tăng sản xuất endorphin – hormone có tác dụng giảm đau nhức, thư giãn cơ bắp, điều hòa huyết áp và nhịp tim.
☛ Ngoài bấm huyệt, người bệnh có thểm tham khảo Chữa đau đầu bằng trà
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả
Muốn bấm huyệt chữa đau đầu đạt được hiệu quả, người bệnh cần nắm được kỹ thuật bấm huyệt và bấm chính xác vị trí các huyệt này, cơn đau đầu sẽ không còn hành hạ bạn nữa.
Dưới đây hướng dẫn 5 kỹ thuật bấm huyệt chữa đau đầu thường được áp dụng nhiều nhất. Lần lượt với đó là 5 huyệt từ tình từ đỉnh đầu xuống bao gồm:
Bấm huyệt Bách Hội
Huyệt bách hội là huyệt nằm chính giữa đỉnh đầu. Bạn có thể xác định chính xác vị trí của huyệt bách hội bằng cách xòe 2 bàn tay, đặt 2 ngón tay cái vào 2 lỗ tai, ngón tay giữa của mỗi bàn tay hướng về phía đỉnh đầu và các ngón tay còn lại ôm lấy đầu. Lúc này, giao điểm của 2 ngón tay giữa chính là huyệt bách hội.
Huyệt bách hội nắm vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt vị của con người. Khi tác động vào huyệt này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng tính đàn hồi của thành mạch. Chính vì thế, bấm huyệt bách hội không chỉ giúp giảm đau đầu mà còn giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc, trị mất ngủ và các triệu chứng liên quan như hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Thao tác bấm huyệt Bách Hội:
- Dùng ngón tay giữa ấn và day theo hình tròn theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút.
- Sau đó để bệnh nhân nghỉ và thư giãn trong 1 phút rồi tiếp tục lặp lại với theo chiều ngược lại.
- Kiên trì thực hiện trong 2 tuần, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần day khoảng 15 phút.
Bấm huyệt Thái Dương
Huyệt thái dương được xếp vào nhóm 36 tử huyệt của con người. Vị trí của huyệt này vô cùng dễ xác định đó chính là phần lõm nối đuôi lông mày và đuôi mắt. Nếu ấn và day nhẹ vị trí này thấy hơi đau có nghĩa là bạn đã tìm chính xác huyệt thái dương.
Huyệt thái dương được kích hoạt sẽ làm giảm áp lực lên hệ thần kinh, từ đó mang lại hiệu quả giảm đau đầu rõ rệt.
Thao tác bấm huyệt Thái Dương:
- Sau khi đã xác định được huyệt thái dương, dùng 2 ngón tay day huyệt này trong vòng 30 giây.
- Tiếp đó nhắm mắt và dùng ngón tay trỏ vuốt mi mắt theo chiều từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
- Cuối cùng, kết thúc thao tác bằng cách dùng ngón giữa và ngón trỏ để xoa vòng quanh vùng mắt.
Bấm huyệt Ấn Đường
Huyệt Ấn Đường nằm ở vị trí giữa hai lông mày, ngay giữa đầu sống mũi và trán. Không chỉ chữa đau đầu, phương pháp bấm huyệt Ấn Đường còn có thể làm giảm mỏi mắt và chứng viêm xoang. Đây cũng là 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu.
Bên cạnh đó, bấm huyệt ấn đường còn mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm sốt và nâng cao sức khỏe.
Thao tác bấm huyệt ấn đường:
- Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái, với một lực vừa đủ để day nhẹ huyệt ấn đường trong 1 phút.
- Sau đó để cơ thể thả lỏng và thư giãn trong 1 phút tiếp theo rồi mới lặp lại động tác trên nhiều lần cho đến khi tình trạng đau đầu thuyên giảm.
- Áp dụng cách bấm huyệt này từ 2-3 lần/ngày. mỗi lần 15-20 phút để thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Bấm huyệt Thiên Trụ
Huyệt Thiên Trụ gồm 2 huyệt là 2 điểm giao giữa hai đường song song của cơ dọc cổ với đáy hộp sọ. Bấm huyệt Thiên Trụ không chỉ giúp người bệnh xoa dịu căng thẳng, từ đó đẩy lùi cơn đau đầu do stress mà còn đem lại công dụng giảm đau mỏi cổ vai gáy, trị đau tai, đau mắt và nghẹt mũi – tất cả những triệu chứng này đều có thể trở thành yếu tố nguy cơ gây đau đầu.
Cách bấm huyệt Thiên Trụ:
- Dùng 2 ngón trỏ ấn đồng thời vào 2 huyệt thiên trụ bằng một lực mạnh. Bạn có thể thay thế bằng ngón cái để thực hiện thao tác này nếu muốn lực mạnh hơn.
- Tạo lực ấn hướng lên trên và giữ trong khoảng 10 giây.
- Thả lỏng để cho cơ thể nghỉ 10 giây và tiếp tục lặp lại 2 thao tác vừa rồi cho đến khi cơn đau dược xoa dịu.
- Mỗi ngày tiến hành bấm huyệt Thiên Trụ 2-3 lần, mỗi lần kéo dài 15-20 phút sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Bấm huyệt Hợp Cốc
Tưởng chừng không liên quan đến cơn đau đầu song bấm huyệt hợp cốc lại là phương pháp chữa đau đầu được đánh giá cao.
Huyệt hợp cốc nằm trên bàn tay ngay tại giữa ngón trỏ và ngón cái. Bạn có thể tự xác định vị trí của huyệt Hợp Cốc bằng cách đặt nếp gấp giữa đốt 1 và 2 ngón của ngón tay cái bên kia lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón tay tới đâu thì đó là huyệt.
Theo ghi chép của y học cổ truyền, huyệt Hợp Cốc là huyệt chủ trị vùng đầu, mặt và cổ nên khi bấm huyệt này sẽ làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, các chứng đau đầu do căng cơ. Ngoài ra, bấm huyệt Hợp Cốc còn trị mất ngủ, sốt, ho, cảm mạo, ù tai, liệt dây thần kinh số VII, đau răng hàm trên.
Thao tác bấm huyệt Hợp Cốc:
- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái bấm mạnh vào huyệt Hợp Cốc trên tay phải trong 10 giây.
- Tiếp theo, dùng ngón cái day nhẹ huyệt và xoay tròn trong 10 giây. Lặp lại động tác xoay tròn với hướng ngược lại.
- Làm tương tự 2 bước trên với huyệt Hợp Cốc ở tay trái.
- Duy trì bấm huyệt Hợp Cốc ít nhất 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút. Tốt nhất hãy bấm ngay khi cơn đau đầu ập đến.
☛ Tìm hiểu thêm: Mẹo dân gian chữa đau đầu tại nhà
Những điều cần lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau đầu
Cách bấm huyệt chữa đau đầu mặc đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó, nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến kết quả đạt được không như mong muốn. Vì vậy, có một số điều người bệnh cần lưu ý khi bấm huyệt bao gồm:
- Không bấm huyệt cho người đang không tỉnh táo, tinh thần bất ổn hoặc người đang sử dụng rượu bia, chất thích.
- Khi bấm huyệt, cơ thể cần thả lỏng ở trạng thái thoải mái nhất.
- Nằm trên một mặt phải để các thao tác bấm huyệt được diễn ra suôn sẻ.
- Không bấm huyệt trên vùng da nhạy cảm, nổi mụn nhọt hay đang có vết thương hở.
- Thao tác bấm huyệt cần dứt khoát, lực mạnh vừa đủ.
- Tuyệt đối không tự bấm huyệt tại nhà nếu chưa có kinh nghiệm.
- Trường hợp tự bấm huyệt tại nhà, tốt nhất nên nhờ sự hỗ trợ từ người có chuyên môn.
- Ngoài phương pháp bấm huyệt, người bệnh còn cần duy trì cả một lối sống lành mạnh bao gồm các thói quen sinh hoạt tốt cho não bộ như hạn chế làm việc quả sức, ngủ nghỉ hợp lý,…. hay tăng cường hoạt động thể chất và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Kết luận: Cách bấm huyệt chữa đau đầu là một phương pháp điều trị chỉ tiếp xúc ngoài da, không xâm nhập vào bên trong cơ thể, cũng không liên quan tới thuốc. Do đó, rất an toàn, lành tính cho sức khỏe mà hiệu quả mang lại rất tốt. Mong rằng với những chia sẻ có trong bài, người bệnh sẽ biết thêm về liệu pháp này, đồng thời ứng dụng để có thể cải tình trạng đau đầu của mình.