Chàm là một bệnh lý ngoài da không còn xa lạ. Biểu hiện cụ thể là những cơn ngứa ngáy, những vùng ban đỏ bong tróc khó chịu. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống người bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh chàm cần được chăm sóc lâu dài để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát. Để làm được điều này, bổ sung kiến thức cơ bản về bệnh lý là việc làm tiên quyết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn tất cả những điều này.
Mục lục
Chàm là gì?
Chàm hay còn có tên gọi khác là Ecczema. Một căn bệnh viêm da phổ biến với các triệu chứng như da bị sưng đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy, bong tróc vảy. Bệnh chàm không loại trừ bất kỳ đối tượng, lứa tuổi và giới tính nào, tuy nhiên thì sẽ phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ. Chàm có nhiều loại và có thể phát triển thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau.
Theo khảo sát hiện nay thì có đến 10% dân số trên toàn thế giới mắc chàm. Tại nước ta thì con số này chiếm đến 1/4 trong tổng số các bệnh ngoài da. Con số không nhỏ đúng không? Cho đến nay đây vẫn là một bệnh lý khó xác định nguyên nhân khởi phát do cơ chế hình thành rất phức tạp. Nó là sự kết hợp của cả các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài gồm: di truyền, cơ địa, do tiếp xúc dị nguyên, môi trường…
Chàm có tính dai dẳng nên dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Những phương pháp điều trị chàm hiện nay chỉ giúp cải thiện triệu chứng, giảm tổn thương trên vùng da bị chàm, giảm ngứa và ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Phân loại các loại chàm thường gặp
Bệnh chàm hiện nay được các chuyên gia phân loại thành nhiều thể bệnh khác nhau. Ở mỗi thể bệnh sẽ có hình thái tổn thương khác nhau, mức độ ảnh hưởng đến cơ thể cũng không giống nhau.
Chàm tiếp xúc là một trong những thể bệnh nhiều người mắc phải
Cụ thể, chàm có những thể bệnh như sau:
- Chàm tiếp xúc: Đây là một dạng viêm da mãn tính khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như hóa chất, dung môi, cao su cho đến phấn hoa, bụi mịn…Chàm tiếp xúc thường xuất hiện và ảnh hưởng đến vùng da hở có tần suất tiếp xúc cao như da mặt, cổ, chân, tay…Chàm tiếp xúc có triệu chứng cụ thẻ là xung huyết da đỏ, hơi phù nề, mụn nước li ti, đóng vẩy…Nếu được điều trị tốt chàm tiếp xúc sẽ thuyên giảm sau 1 đến 4 tuần.
- Chàm thể tạng: Đây là tên gọi khác của viêm da cơ địa, eczema thể địa. Đây là căn bệnh ngoài da liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Có đến 70% người bệnh bị viêm da cơ địa khi trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh này. Thường khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ từ 2 tuần đến 2 tuổi. Triệu chứng của chàm thể tạng bao gồm các hình thái tổn thương, vị trí ảnh hưởng và mức độ tổn thương theo độ tuổi.
- Chàm tổ đỉa: Đây là một thể đặc biệt của chàm với biểu hiện đặc trưng là những mụn nước li ti, rất ngứa. Mụn nước mọc rải rác hoặc thành từng đám chìm sâu dưới lớp thượng bì. Sau 3 đến 4 tuần thì tự tiêu biến trên da. Vị trí xuất hiện thường ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay ngón chân.. Tuy nhiên chàm tổ đỉa không thể vượt quá cổ tay. Chàm tổ đỉa cũng dễ tái phát nhiều lần nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến người bệnh vì nằm ở những vị trí khó thấy.
- Chàm đồng tiền: Thể bệnh có đặc trưng là có tổn thương hình tròn như đồng tiền. Chàm đồng tiền thường xuất hiện do côn trùng cắn hoặc dị ứng với hóa chất, kim loại nào đó. Thường khởi phát vào mùa đông. Nam giới từ 55 đến 65 tuổi dễ mắc hơn nữ giới.
- Chàm da đầu: Hay còn có 1 tên gọi khác là viêm da tiết bã. Nó xuất hiện trên da đầu và gây tình trạng ban rát đỏ, tiết rất nhiều bã nhờn, bong vẩy gây ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu là fo sự hoạt động của nấm men trên da đầu, vệ sinh da đầu không sạch sẽ, sử dụng dầu gội không phù hợp và thói quen cào gãi thường xuyên… Tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại gây tác động đến thẩm mỹ, ngoại hình người bênh.
Nguyên nhân khởi phát bệnh chàm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh chàm khởi phát, Dù rất khó để xác định cụ thể nhưng dựa trên thể bệnh và triệu chứng, chuyên gia cũng chỉ ra một vài yếu tố gây bệnh như sau:
Nguyên nhân nội sinh:
- Di truyền: Nếu gia đình bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh về da thì nguy cơ trẻ bị chàm khi sinh ra càng cao. Trên thực tế, khoảng 60% con cái sẽ bị chàm nếu bố hoặc mẹ có nguồn bệnh và con số lên đến 80% con bị khi cả 2 bố mẹ đều đã từng mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch kém: Sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến các tác nhân gây dị ứng tấn công cơ thể. Do đó, ở những người có hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm khởi phát hoặc tái phát.
- Rối loạn chức năng nội tạng: Suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng như gan, tuyến giáp, dạ dày có thể ảnh hưởng trực tiếp và kích thích cơ chế hình thành bệnh chàm.
- Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này có ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch, kích thích tế bào lympho và gây bùng phát bệnh chàm.
- Rối loạn hệ thần kinh: Stress, căng thẳng trong công việc,… có thể khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng, dẫn đến bệnh chàm.
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây Chàm
Nguyên nhân ngoại sinh:
- Nguyên nhân từ môi trường làm việc: Nghiên cứu cho thấy những người có môi trường làm việc ô nhiễm, khói, bụi, thậm chí là khi thời tiết chuyển mùa… có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn người bình thường.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Người làm nghề tiếp xúc với chất độc như hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, chất tẩy rửa, xi măng, thuốc trừ sâu, cao su, v.v.
- Dị ứng thức ăn: Một số thức ăn dễ bị dị ứng, đặc biệt là hải sản như tôm cua.
- Một số lý do khác: quần áo, thói quen gãi, ánh sáng, độ ẩm, v.v.
Ngoài ra, nếu người bệnh mắc một số bệnh ngoài da khác như nhiễm nấm, nổi mề đay, vẩy nến,… không được xử trí hoặc không chữa trị đúng cách, các bệnh này có thể phát triển thành bệnh chàm thứ phát.
Chàm có nguy hiểm không?
Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể
Được đánh giá không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Bởi các triệu chứng chủ yếu mà bệnh gây ra là ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Một vài biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu không chăm sóc và điều trị chàm đúng cách:
- Gây bội nhiễm: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân mắc chàm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đến từ thói quen cào gãi,chà xát lên da và đặc biệt là giữ gìn vệ sinh vùng da kém. Bội nhiễm không chỉ gây ngứa rát, đau nhức mà còn đi kèm triệu chứng mệt mỏi, sưng hạch, sốt… Nếu không được xử lý kịp thời, vết bội nhiễm có thể tiến triển thành hoại tử.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Nếu bị chàm kéo dài mà không được kiểm soát có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm kết mạc, viêm tai, sốt cỏ, hen suyễn…
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng ngứa ngáy kéo dài từ chàm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cụ thể là giấc ngủ của người bệnh. Đa số sẽ gây mất ngủ và mất tập trung.
- Tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ: Những triệu chứng chàm gây ra có thể ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ. Thông thường nếu chàm sữa xuất hiện trẻ sẽ có nguy cơ mắc kèm các bệnh cơ địa khác như viêm tai giữa, đục thủy tinh thể , viêm kết mạc…
Cách chữa hiệu quả
Là một bệnh lý mãn tính trên da, chàm có thể tái phát nhiều lần trên da. Cho đến hiện nay, các phương pháp điều trị hầu hết là tập trung vào kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn chàm phát triển. Nguyên tắc điều trị mà người bệnh cần tuân thủ trong thời gian điều trị là giữ ẩm và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, Tuyệt đối không cào gãi lên vùng bị chàm để chàm không tổn thương nặng nề.
Phương án cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc Tây
Người bệnh có thể dụng thuốc Tây Y dạng uống hoặc dạng bôi để cải thiện chàm tùy vào mức độ bệnh. Việc sử dụng thuốc uống hay bôi cũng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi không được chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ khiến chàm thêm trầm trọng hơn.
Thuốc bôi ngoài da
Bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc bôi khi bị chàm như:
- Dung dịch sát khuẩn: Mục đích để hỗ trợ sát khuẩn, chảy dịch tại vùng tổn thương giúp làm dịu da bị chàm. Dung dịch sát khuẩn sẽ bao gồm nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng, nitrat bạc…
- Dung dịch hồ nước: Đây là một sản phẩm của Viện Da Liễu Trung Ương nên đặc biệt an toàn và được các chuyên gia khuyên dùng để bôi vào các vết chàm có hiện tượng sưng, viêm, đau, nhức. Hồ nước sẽ nhanh chóng hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da.
- Kem bôi kẽm: Kem này chỉ được sử dụng ở giai đoạn chàm bán cấp, có công dụng chính là ngăn ngừa chảy dịch, làm khô da, bên cạnh đó cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, giảm ngứa và làm dịu da.
- Thuốc bôi Corticoid: Đây là một loại thuốc kê đơn có công dụng giảm ngứa, chống viêm, dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng chàm da. Kem có hiệu quả nhanh chóng trên da nhưng cần bôi lượng vừa đủ trong 1 khoảng thời gian quy định, người bệnh có thể bị tác dụng phụ như tao da, vàng da, bào mòn da nếu lạm dụng nó.
Có thể sử dụng thuốc bôi trị chàm
Thuốc uống
Hay các loại thuốc uống
- Thuốc kháng histamine: Đây là loại thuốc giảm dị ứng, hạn chế tình trạng ngứa ngáy và tổn thương trên bề mặt da
- Thuốc Corticoid uống:Có công dụng chính là hạn chế những phản ứng của hệ thống miễn dịch, hạn chế viêm da, chống dị ứng. Thế nhưng, cũng giống như thuốc bôi, Corticoid dạng uống cũng có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, khi sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng khi chàm da do nhiễm khuẩn, thường được sử dụng trong khoảng 7 ngày đầu để ngăn ngừa nhiễm trùng trên da.
Điều trị tại nhà
Chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách để giúp cải thiện chàm tại nhà
Một số biện pháp điều trị tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện và tự theo dõi kết quả, bao gồm:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Bạn cần vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên. Nên tắm mát để làm dịu ngứa, tránh tắm nóng vì sẽ làm khô da, tình trạng ngứa ngáy sẽ dữ dội hơn.
- Dưỡng ẩm da: Đây là cách để cân bằng độ ẩm cho da, khôi phục hàng rào bảo vệ da, giúp nó chống lại chàm.
- Không cào gãi: Tuyệt đối không cào gãi lên da bởi nó có thể khiến da bạn bị trầy xước, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, chàm bội nhiễm.
- Kiểm soát cảm xúc: Như đã biết thì căng thẳng, stress là một trong những tác nhân khiến cho chàm khởi phát, vì vậy, kiểm soát được nó cũng là cách để giảm triệu chứng cũng như nguy cơ lan rộng.
- Ăn uống khoa học: Yếu tố thực phẩm, dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị chàm. Hãy loại bỏ ra khỏi bữa ăn của mình những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, cá tôm có vị tanh.. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều hoa quả giàu vitamin và khoáng chất. Trong hoa quả chứa nhiều vitamin C, D, E không chỉ làm giảm triệu chứng chàm mà còn giúp đẹp da
- Chú ý ăn mặc: Tránh mặc đồ bó sát để tránh cọ xát trên da, nên mặc đồ rộng rãi, mềm mại để hạn chế sự khó chịu.
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ thường xuyên để giảm số lượng mạt bụi và các loại nấm mốc có thể gây bệnh chàm.